Xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác quốc tế Cộng hoà Liên bang Đức (GIZ) tài trợ, sáng 27/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo “Nghiên cứu khả năng xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp độ vùng ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong bối cảnh chuyển đổi số”.
Phát biểu tại hội thảo, bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho rằng, liên kết vùng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, giúp chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang kinh tế số. Trên cơ sở đó, cần tạo cơ chế tăng cường khả năng liên kết vùng, kết nối giữa các doanh nghiệp trong vùng. "Khả năng kết nối này không chỉ mang tính chất nội vùng, liên vùng mà cần mở rộng trong phạm vi cả nước và toàn cầu", Viện trưởng Trần Thị Hồng Minh khẳng định. Hội thảo tập trung vào 3 vấn đề, bao gồm: rà soát khung pháp lý về thể chế kinh tế vùng, cơ chế liên kết vùng, khung chính sách liên quan đến xây dựng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp vùng; phân tích kinh nghiệm quốc tế về xây dựng mục tiêu kinh tế - xã hội cấp vùng tại các quốc gia: Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia. Các yêu cầu và điều kiện cần thiết đối với xây dựng mục tiêu cấp độ vùng từ đó kiến nghị các giải pháp và lộ trình xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp độ vùng đối với vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Các chỉ tiêu hiện có đều cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả tích cực trong những năm qua. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bước đầu được triển khai có hiệu quả. Nhóm chính sách vùng Trung du và miền núi phía Bắc và chỉ tiêu kinh tế - xã hội đang ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem xét, thông qua, bước đầu bảo đảm tính khả thi và có thể đo lường, giám sát được về phương pháp và yêu cầu thống kê. Động lực tăng trưởng kinh tế xã hội khu vực Trung du và miền núi phía Bắc bước đầu được hình thành. Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp, CIEM cho rằng, vùng Trung du và miền núi phía Bắc là vùng khó khăn nhất cả nước. Đây cũng là vùng có tiềm năng phát triển nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Cụ thể, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong vùng xấp xỉ mức bình quân cả nước (26,1%); số doanh nghiệp đang hoạt động ở vùng tính đến cuối năm 2021 chỉ chiếm 4,3% tổng số doanh nghiệp cả nước; thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh bằng 82,7% mức trung bình toàn quốc; đầu tư nước ngoài vào vùng Trung du và miền núi phía Bắc còn rất hạn chế, đến cuối năm 2021 luỹ kế tổng số các dự án đầu tư nước ngoài vào vùng chỉ chiếm 3,4% tổng số dự án đầu tư nước ngoài của cả nước.
Theo đánh giá của CIEM, nguyên nhân khiến vùng Trung du và miền núi phía Bắc chưa phát huy được tiềm năng vào tăng trưởng là do, chưa có thể chế trực tiếp sử dụng kết quả theo dõi, đánh giá một số chỉ tiêu cấp vùng một cách định kỳ. Điều này nhằm phục vụ công tác điều hành, phương pháp tính toán thu thập số liệu và gộp từ số liệu cấp địa phương trong vùng lên số liệu cấp vùng đang còn hoàn thiện,
Bên cạnh đó, quy hoạch định hướng phát triển cho vùng trên cơ sở tính đặc thù của các địa phương trong vùng còn hạn chế. Trong khi, phân cấp thực hiện chưa rõ ràng, nguồn lực để đảm bảo xây dựng, điều chỉnh và theo dõi giám sát các chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội ở địa phương trong vùng còn khó khăn. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển vùng hiện nay vẫn chỉ cộng gộp từ các địa phương nên chưa đánh giá được hết đặc thù của từng địa phương trong vùng. Để thực hiện hiệu quả việc xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nhóm nghiên cứu của CIEM đề xuất, Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong vùng cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế vùng và liên kết vùng. Từ đó, tạo động lực cho phát huy lợi thế so sánh của cả vùng và từng địa phương trong vùng. Cùng với đó, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; trong đó, có nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thống kê vùng Trung du và miền núi phía Bắc; thử nghiệm xây dựng và giao chỉ tiêu ở cấp vùng, lộ trình thực hiện các chỉ tiêu cấp vùng theo từng năm, gắn với các nhiệm vụ cụ thể được Hội đồng điều phối vùng trực tiếp điều hành và theo dõi. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thông tin thống kê, theo dõi, đánh giá thực hiện các chỉ tiêu. Ngoài ra, thực hiện phân cấp, đổi mới trên các lĩnh vực liên quan đến lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng; đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; nghiên cứu điều chỉnh chế độ thống kê và chỉ tiêu kinh tế - xã hội nhằm thích ứng với xu hướng mới như chuyển đổi số, tăng trưởng xanh trong điều kiện đặc thù của vùng Trung du và miền núi phía Bắc./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Chuyển đổi số ở các chợ truyền thống tại Đà Nẵng
08:50' - 27/10/2022
Đà Nẵng xác định chuyển đổi số là “chìa khóa” giải quyết “điểm nghẽn”, mở ra không gian phát triển mới, toàn diện, bền vững, góp phần khôi phục, phát triển kinh tế.
-
Chuyển động DN
An Giang và FPT ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số đến năm 2025
17:47' - 26/10/2022
FPT sẽ lên kế hoạch tổ chức chương trình giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân của An Giang mở rộng mạng lưới bán hàng, đưa sản phẩm của An Giang ra toàn quốc qua nền tảng thương mại điện tử Sendo.
-
Chuyển động DN
Petrolimex khởi động đề án chuyển đổi số toàn diện cùng Tập đoàn FPT
18:42' - 18/10/2022
Ngày 18/10 tại Hà Nội Petrolimex và FPT chính thức khởi động Dự án Tư vấn xây dựng Chiến lược Chuyển đổi số toàn diện cho Petrolimex đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch WGC kêu gọi “chuyển đổi số” hệ thống lưu trữ vàng 11.000 tỷ USD
16:55' - 18/10/2022
Theo Hãng tin Bloomberg News, giao dịch vàng có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới phụ thuộc vào mạng lưới các hầm vàng dưới lòng đất tại Đại London.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khí thế khẩn trương trên công trường trọng điểm những ngày tháng Tư lịch sử
18:33'
Những ngày tháng Tư lịch sử, trên công trình hồ thủy lợi Suối Thỏ, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, không khí lao động hết sức khẩn trương và nhộn nhịp ở từng hạng mục công trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá và liên kết để phát triển du lịch Thanh Hóa
16:38'
Ngày 26/4, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm Famtrip - Khám phá xứ Thanh nhằm giới thiệu, quảng bá và liên kết, phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Kạn xúc tiến đầu tư, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp
16:22'
Sáng 26/4, UBND tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà bán lẻ ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng dịp lễ 30/4
15:35'
Hướng đến kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, nhiều nhà bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng mới lạ và lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe kỹ thuật công trình cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần
15:35'
Ngày 26/4 UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần giai đoạn I - một công trình trọng điểm mang nhiều ý nghĩa đối với nhân dân vùng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trong năm 2026
15:34'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải huy động tối đa, đa dạng hóa các nguồn vốn để khởi công xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam trong năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao chứng nhận đầu tư và khởi công dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ
14:48'
Ngày 26/4, tại thành phố Cần Thơ, Tập đoàn Hoa Lâm và Aeon Mall Việt Nam phối hợp tổ chức lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và khởi công dự án Aeon Mall Cần Thơ với tổng vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040
12:43'
Ngày 26/4, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam-Trung Quốc
09:52'
Ngày 25/4, tại trụ sở Ủy ban Xúc tiến Thương mại quốc tế Trung Quốc (CCPIT), Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình đã có cuộc làm việc với Chủ tịch CCPIT Nhậm Hồng Bân.