Xây dựng nông thôn mới: Tránh huy động cạn kiệt để dân tin tưởng
Mặc dù không đạt mục tiêu đề ra là có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (2010-2015) nhưng Chương trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sôi động khắp cả nước.
Niềm tin của người dân vào các cấp ủy, chính quyền ngày càng tăng. Số hộ nghèo ở nông thôn giảm mạnh. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến tích cực góp phần nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn.
Đây vừa là nền tảng vừa là động lực có thể tin tưởng rằng, mục tiêu có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 sẽ hoàn thành theo kế hoạch.
Xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân, lôi cuốn họ vào xây dựng nông thôn mới. Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực.
Điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn được nâng cao rõ rệt. Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010); số hộ nghèo ở nông thôn giảm mạnh, còn 8,2%.
Theo ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, quan trọng nhất của xây dựng nông thôn mới là nâng cao thu nhập cho người dân. Khi thu nhập của người dân cao lên thì tất cả các chuyện khác đều có thể được giải quyết.
Sau khi tham quan học hỏi các mô hình sản xuất của Thái Lan, Nhật Bản, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.
Nhờ đó, những sản phẩm truyền thống mang tính chất tự cung tự cấp của địa phương nay có thể trở thành hàng hóa.
Theo ông Đặng Huy Hậu, khi đời sống của người dân nâng lên thì đương nhiên sự đóng góp của người dân cũng sẽ tốt hơn kể cả về giáo dục, y tế. Do đó, tiêu chí về thu nhập, hạ tầng sẽ quyết định rất nhiều đến đời sống của người dân ở vùng nông thôn.
Nhiều địa phương đã tổ chức thực hiện dồn điền, đổi thửa, thiết kế lại hệ thống giao thông, thủy lợi - chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa vào đồng ruộng.
Cùng với việc tăng cường hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, mô hình “cánh đồng lớn” được 43 tỉnh trong cả nước áp dụng. Đến nay, cả nước có khoảng 556.000 ha với 2.500 mô hình hợp tác, liên kết theo mô hình “cánh đồng lớn”.
Nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp, các tổ, đội sản xuất trong khai thác thủy sản… cũng đã được thiết lập.
Tuy nhiên, vẫn còn những xã chưa được quan tâm đúng mức về phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường.
Đánh giá khách quan về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng là do xuất phát điểm của đa số các xã còn thấp, trong khi nguồn lực của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp còn hạn chế, nhất là ở các địa phương miền núi.
Theo ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định, giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn quan trọng bởi những xã chưa đạt trong giai đoạn vừa qua là các xã đang gặp rất nhiều khó khăn.
Trong giai đoạn này cần có sự đổi mới trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt cần có chính sách nhiều hơn để hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp người dân tăng thu nhập, tạo sự bền vững.
Ông Hồ Xuân Hùng, cố vấn Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng đánh giá, cái dễ đã làm rồi, giai đoạn 2 là giai đoạn khó.
Trong khi đó nguồn lực đầu tư của Nhà nước đang giảm và sẽ giảm so với giai đoạn trước. Do vậy, khi địa phương phân bổ nguồn lực cần tập trung vào hai đối tượng vùng khó khăn và làm giàu.
Nếu không khuyến khích đối tượng làm giàu, hỗ trợ họ thực sự thì sẽ không tạo động lực thi đua sản xuất.
Về huy động sức dân, ông Hồ Xuân Hùng cũng khuyến cáo, cần khắc phục tình trạng huy động cạn kiệt để dân tin tưởng.
Ông nhấn mạnh: “Chúng ta không phải làm nông thôn mới bằng mọi giá mà làm cho nông dân hưởng. Vì vậy, cần phát huy hiệu quả “vốn mồi”.Nhà nước hỗ trợ “vốn mồi” vào đúng điểm. Cùng với đó là sửa phải đổi một số chính sách, đặc biệt khi Việt Nam sẽ ký kết TPP thì càng phải sửa để doanh nghiệp vào nông thôn sâu hơn".
Ông Đặng Huy Hậu rút ra bài học, phải có sự quyết tâm cao của lãnh đạo và từ quyết tâm sẽ ra cách làm, nguồn lực.
Trong quá trình làm cần hết sức kiên trì, bền bỉ, thậm chí cán bộ phải chấp nhận "hy sinh" thì mới làm được vì nó không giống như chương trình xây dựng cơ bản, hôm nay lên một tầng, ngày mai lên một tầng.Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, xây dựng nông thôn thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Do đó, phải gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cần có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách, các ngành chức năng cần có phương thức huy động các nguồn lực phù hợp là lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực đa dạng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai trương Trung tâm mỗi xã phường một sản phẩm lớn nhất Quảng Ninh
18:31' - 13/12/2015
Ngày 13/12, tại thị xã Đông Triều (Quảng Ninh), Ban Điều hành Chương trình "Mỗi, xã phường một sản phẩm" (OCOP) tỉnh đã tổ chức khai trương Trung tâm OCOP lớn nhất tỉnh Quảng Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức
13:37' - 08/12/2015
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, các xã đã tập trung cao phát triển cơ sở hạ tầng nhưng phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp... chưa được quan tâm đúng mức.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.