Xây dựng thương hiệu du lịch Việt: Bài 1: Điểm đến hòa bình, thân thiện, hấp dẫn
Du lịch Việt Nam đã bước vào tuổi 60, từng bước đến gần hơn với mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như mục tiêu xác đinh tại Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Trong suốt lịch sử 60 năm xây dựng và trưởng thành, du lịch Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống ngành Du lịch (9/7/1960 – 9/7/2020), phóng viên TTXVN thực hiện 3 bài viết nhằm điểm lại những dấu mốc quan trọng, sự nỗ lực và những kết quả đạt được của du lịch nước nhà trên chặng đường xây dựng, khẳng định thương hiệu điểm đến Việt Nam.
Bài 1: Việt Nam - điểm đến hòa bình, thân thiện, hấp dẫn Ra đời trong thời kỳ đất nước còn chia cắt do chiến tranh, trải qua 60 năm phát triển (1960-2020), du lịch nước nhà đã trở thành một điểm sáng, được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.Hình ảnh điểm đến Việt Nam ngày càng ghi nhiều dấu ấn sâu sắc với bạn bè quốc tế. Trong 60 năm, trải qua nhiều thử thách, bứt phá, du lịch nước nhà đã thực sự trưởng thành.
* Từ mốc số 0 Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch): Ngày 9/7/1960, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký ban hành Nghị định số 26/CP về việc thành lập Công ty Du lịch Việt Nam thuộc Bộ Ngoại thương. Đây là thời kỳ đất nước còn tạm thời bị chia cắt, chiến tranh khốc liệt. Công ty có nhiệm vụ đặt quan hệ, ký kết hợp đồng với các tổ chức du lịch nước ngoài, phối hợp để chức đón khách quốc tế vào du lịch Việt Nam, đưa khách Việt Nam ra du lịch nước ngoài...Theo mức độ phát triển của ngành du lịch, Công ty có thể thành lập các đại diện ở nước ngoài, chi nhánh ở địa phương, khách sạn và các phương tiện vận chuyển đặc biệt… Điều này thể hiện tầm nhìn sâu rộng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ngay từ những ngày đầu thành lập ngành.
Hoạt động của du lịch Việt Nam được kỳ vọng phát triển nguồn thu ngoại tệ, tăng tích lũy cho Nhà nước phục vụ sản xuất, dân sinh, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, tăng cường giao dịch với các tổ chức du lịch nước ngoài, góp phần nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Ngành du lịch tuyên truyền, giới thiệu sâu rộng với khách du lịch trong và ngoài nước về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thành tích cách mạng…; đề xuất quy hoạch kiến thiết, tu sửa, trang trí, bảo quản các danh lam thắng cảnh, các trung tâm du lịch nhằm phát triển kinh doanh về du lịch… Những ngày đầu thành lập, trong điều kiện rất khó khăn khi đất nước còn chiến tranh, ngành du lịch đã nỗ lực phấn đấu, từng bước mở rộng các cơ sở du lịch ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An…; hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ an toàn, chất lượng một lượng lớn khách của Đảng và Nhà nước, các đoàn chuyên gia sang giúp Việt Nam xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; đón tiếp, phục vụ, đáp ứng nhu cầu du lịch, tham quan nghỉ mát của nhân dân. Tháng 6/1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập, mở ra một trang mới cho ngành du lịch Việt Nam. Có thể nói rằng, du lịch Việt Nam đã góp phần đáng kể trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu nhấn mạnh: 60 năm là một chặng đường dài ngành du lịch ra đời, xây dựng và trưởng thành. Khởi động là một công ty du lịch vào năm 1960 đến nay quy mô ngành du lịch đã tăng lên đáng kể.Vào năm 1992, khách quốc tế đến Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 250.000 lượt, đến hết năm 2019 đã đạt mốc 18 triệu lượt; phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 726.000 tỷ đồng...
Cơ sở vật chất của ngành du lịch phát triển nhanh chóng, các khách sạn, cơ sở lưu trú từ chỗ chỉ có chủ yếu ở Hà Nội thì nay xuất hiện khắp các vùng miền trên cả nước, nhất là ở các địa phương trọng điểm du lịch như Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Thành phố Hồ Chí Minh… Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu cũng cho rằng: Du lịch Việt Nam có thể tự hào sau khi góp phần tổ chức thành công APEC năm 2018, đón 21 nguyên thủ quốc gia lớn nhất trên thế giới.Du lịch Việt Nam có thể khẳng định vị thế, đủ năng lực làm những sự kiện tầm thế giới thông qua những đóng góp về cơ sở vật chất kĩ thuật, nhân lực, năng lực sẵn sàng đón tiếp, phục vụ du khách chu đáo...
* Du lịch Việt ngày càng hấp dẫn du khách quốc tếPhó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung chia sẻ: Những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã phát triển vượt bậc, mức tăng trưởng trung bình đạt 22% trong giai đoạn 2016 - 2019.
Đặc biệt, năm 2019, du lịch Việt Nam đã vượt qua Indonesia trong khu vực ASEAN, đứng vị trí thứ 4 về lượng khách quốc tế đến.
Kết quả đó là minh chứng cho sự nỗ lực và bứt phá mạnh mẽ của du lịch Việt Nam trong bối cảnh khách quốc tế đến châu Á - Thái Bình Dương chỉ tăng khoảng 6%; Đông Nam Á tăng khoảng 5% trong năm 2019.
Chất lượng dịch vụ du lịch nước ta cũng cải thiện đáng kể. Nhiều nhà đầu tư lớn trong nước và nước ngoài đã góp phần thay đổi chất lượng hạ tầng dịch vụ du lịch, hình thành nhiều khu du lịch khép kín, đẳng cấp quốc tế.Ðầu tư phát triển du lịch tăng cả về lượng và chất với nhiều dự án từ các tập đoàn kinh tế có tiềm lực tài chính. Một số doanh nghiệp du lịch bước đầu thành lập các hãng hàng không, tạo sự liên kết, phát triển mạnh mẽ giữa du lịch và hàng không.
Năm 2019, du lịch Việt Nam được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) xếp hạng 6/10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới; Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng năng lực cạnh tranh từ 75/141 năm 2015 tăng lên vị trí 63/140 nền kinh tế. Năm 2019 cũng là năm du lịch Việt Nam “thắng lớn”, ghi dấu ấn đậm nét trên bản đồ du lịch thế giới với nhiều giải thưởng lớn, đặc biệt là danh hiệu “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới” và “Điểm đến Golf tốt nhất thế giới”. Các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, điểm đến liên tiếp lọt vào danh sách điểm đến hấp dẫn nhất thế giới.Cuối năm 2019, du lịch Việt Nam được trao 4 giải thưởng: “Ðiểm đến hàng đầu châu Á”, “Ðiểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á”, “Ðiểm đến văn hóa hàng đầu châu Á” và “Ðiểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á - Thành phố Hội An”. Ðây cũng là lần đầu tiên, ẩm thực Việt Nam được vinh danh.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung: Hình ảnh du lịch Việt Nam ngay càng trở nên hấp dẫn, thân thiện hơn với du khách.Ngoài các điểm đến đã khẳng định thương hiệu như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng, các điểm đến mới đang dần khẳng định vị trí và vai trò mạnh mẽ trên bản đồ.
Thành phố bên sông Hàn nổi tiếng thế giới với ngôi vị “Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á” gắn với Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng. Hội An được trao tặng danh hiệu “Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á 2019”.Đảo Ngọc - Phú Quốc, sở hữu nhiều bãi biển đẹp đã được xếp hạng những bãi biển quyến rũ nổi tiếng thế giới…
Quảng Ninh đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước với sự xuất hiện của những dự án quy mô lớn để đưa nơi đây thành điểm đến hiện đại, đẳng cấp…
Năm 2020, du lịch Việt Nam đón tuổi 60 trong một bối cảnh đặc biệt – dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề về mọi mặt của đời sống, xã hội trên toàn cầu, trong đó có du lịch.Dù Việt Nam đã nhanh chóng khống chế được dịch bệnh nhưng tình hình trên thế giới còn diễn biến khó lường.
Du lịch hiện mới chỉ khởi động thị trường nội địa và chuẩn bị các điều kiện, từng bước mở cửa đón khách quốc tế trở lại ngay sau khi tình hình dịch bệnh thế giới được kiểm soát./.
Bài 2: Nỗ lực vượt khủng hoảng sau 2 dịch bệnh nghiêm trọng- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sản phẩm du lịch mùa COVID: Quen mà lạ
08:02' - 04/07/2020
Với phương châm tập trung phục hồi thị trường du lịch nội địa, nhiều doanh nghiệp lữ hành, địa phương đã thích nghi, linh hoạt thiết kế các hành trình tour phù hợp, cải tiến hoặc đổi mới các sản phẩm.
-
Đời sống
Hành trình khám phá Sa Pa trong mùa kích cầu du lịch
15:32' - 01/07/2020
Trong rất nhiều lựa chọn thì Sa Pa vẫn là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn sau một thời gian dài nghỉ giãn cách xã hội vì dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.