Xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam – "cú hích" cho nền kinh tế
Sáng 17/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp về kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành và hai địa phương là Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
* Hình thành hệ sinh thái môi trường sống, có các cơ chế, chính sách vượt trội
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị và Lãnh đạo Chính phủ, trên cơ sở nội dung Đề án về thành lập Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam được Bộ Chính trị phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các cơ quan, địa phương và các đối tác liên quan triển khai một số nhiệm vụ.
Trong đó, trình Lãnh đạo Chính phủ dự thảo Kế hoạch hành động về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo về trung tâm tài chính khu vực và quốc tế và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo.
Bộ tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, tham khảo ý kiến chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước có kinh nghiệm tư vấn phát triển trung tâm tài chính (Viện Tony Blair, TheCityUK...) để kết nối các tổ chức, nhà đầu tư tiềm năng chuẩn bị triển khai các nhiệm vụ được giao.Theo kế hoạch dự kiến, Trung tâm tài chính quốc tế sẽ được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm tài chính khu vực được thành lập tại Đà Nẵng.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành đều đồng tình với dự thảo được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, khẳng định quyết tâm triển khai hiệu quả, đồng bộ, toàn diện Đề án xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam đã được Bộ Chính trị đồng ý về chủ trương tại Thông báo số 47 trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ để bứt phá. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, hai thành phố đã và đang chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng cho thành lập trung tâm tài chính trên địa bàn, đồng thời tập trung nghiên cứu cơ chế chính sách, thành lập các tổ chức liên quan, xác định các nhiệm vụ đầu tư về hạ tầng, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức các nhóm học tập kinh nghiệm quốc tế… Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế là vấn đề mới, khó, chưa có tiền lệ, song các bộ, ngành địa phương đã rất chủ động, quyết tâm và nỗ lực vào cuộc để triển khai. Ông nhấn mạnh, việc triển khai xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế cần được thực hiện trên tinh thần không cầu toàn, không nóng vội nhưng phải rất quyết liệt, khẩn trương, nghiên cứu kỹ, có các cơ chế, chính sách vượt trội. "Các cơ chế, chính sách phải là những cái người ta cần, không phải là những cái chúng ta có", nêu rõ điều này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị phải thông qua tư vấn, qua hoạt động kết nối để biết được thông tin nhà đầu tư cần gì, qua đó xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp, khả thi, vượt trội. Ông cũng cho rằng, hình thành trung tâm tài chính không phải là một tòa nhà vật lý, mà là một hệ sinh thái môi trường sống, có các cơ chế, chính sách vượt trội để thu hút các nhà đầu tư đến làm việc, tạo môi trường đáng sống, muốn đến làm việc để trọng dụng, thu hút và giữ chân nhân tài. Cùng với đó, phải chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, gửi đi đào tạo ở một số trung tâm trên thế giới để hình thành bộ máy tốt nhất "thiện chiến nhất".*"Cú hích" cho nền kinh tế
Nhấn mạnh việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; tạo ra cơ chế, nguồn lực mới, là "cú hích" mạnh đối với nền kinh tế, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình lưu ý, tinh thần phải làm việc hết sức khẩn trương, quyết liệt, thực chất, hiệu quả. "Phải thực hiện nghiêm Kết luận của Bộ Chính trị, đây là trách nhiệm và bổn phận; phải rất nhanh chóng, quyết liệt, khẩn trương, không cầu toàn nhưng phải chín chắn nhất có thể". Hoan nghênh Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam với hệ thống các dự thảo văn bản được chuẩn bị công phu, chu đáo, chất lượng, Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương tham dự cuộc họp đã phát biểu, thể hiện rõ chính kiến, trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ quan trọng của đất nước; đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến phát biểu để hoàn thiện Kế hoạch và các văn bản liên quan. Phó Thủ tướng nhất trí với đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về trung tâm tài chính để chỉ đạo định hướng, chiến lược, điều phối bảo đảm vận hành thông suốt, nhất quán theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, đặc biệt là giai đoạn xây dựng cơ chế, chính sách; nhất trí với đề xuất thành lập Tổ công tác xây dựng trung tâm tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để lãnh đạo, chỉ đạo việc thành lập và vận hành trung tâm tài chính.Cho rằng việc xây dựng cơ chế, chính sách là đặc biệt quan trọng, Phó Thủ tướng đề nghị tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về trung tâm tài chính, trong đó có dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính, các văn bản quy định và hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính… với quan điểm "thế giới làm cái gì hay nhất, thuận tiện nhất thì cho vào".
Đồng thời, quan tâm bố trí, huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển trung tâm tài chính; chuẩn bị, đào tạo nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước phục vụ cho quản lý, vận hành trung tâm tài chính.
"Làm tốt công tác chuẩn bị nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực trong nước phải có kế hoạch đào tạo cụ thể, cử đi học hỏi, thực tập. Nguồn nhân lực nước ngoài phải có cơ chế để thu hút, mời gọi; phải bảo đảm khi vào việc, chúng ta có bộ máy ngay", Phó Thủ tướng nêu rõ.
Nêu 3 nhóm giải pháp về nguồn lực, Phó Thủ tướng đề cập đến bài học của Trung Quốc với 3 hệ chính sách: đào tạo, thu hút, giữ chân; nêu rõ, cách học hiệu quả nhất chính là cử đi học, cần nghiên cứu 3 nhóm này để chuẩn bị nguồn nhân lực. Nhân lực chất lượng cao không chỉ đòi hỏi lương cao, mà quan trọng hơn là đòi hỏi hệ sinh thái môi trường sống và khả năng, cơ hội cống hiến. Phó Thủ tướng cũng nêu vai trò quan trọng của công tác truyền thông và xúc tiến kêu gọi đầu tư, tạo đồng thuận xã hội, trong các cấp, các ngành, các cơ quan về thành lập Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam trong kêu gọi, thu hút đầu tư.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch điều hành Trung tâm Tài chính Dubai
08:11' - 29/10/2024
Tại thành phố Dubai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch điều hành Trung tâm Tài chính Dubai Arif Amiri.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị UAE hỗ trợ xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
14:49' - 28/10/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cơ hội, tiềm năng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và UAE là rất lớn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Abu Dhabi nổi lên như một trung tâm tài chính mới
09:07' - 25/10/2024
Sự xuất hiện của các công ty trong hàng loạt lĩnh vực mới và tiềm năng kinh doanh nhờ các khoản đầu tư của Abu Dhabi đã được cộng đồng tài chính quốc tế kịp thời nắm bắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì họp về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
18:31' - 30/09/2024
Chiều 30/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam (Ban Chỉ đạo).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho dự án metro Bến Thành - Tham Lương
21:24'
Sau khi dừng sử dụng vốn ODA, dự án dự kiến chuyển sang đầu tư công từ ngân sách thành phố và bổ sung quy mô (bao gồm công trình kết nối đồng bộ tuyến metro số 1, số 2 tại ga Trung tâm Bến Thành).
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành theo công trình khẩn cấp
19:40'
Dự án mở rộng đường cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành có phạm vi đầu tư mở rộng tuyến có tổng chiều dài gần 22km.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm tại Công ty ZHolding vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi
18:47'
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52'
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27'
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16'
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảng giá đất mới: Cần kiểm soát để tránh gây “sốc” cho thị trường
16:02'
Khi các địa phương triển khai xây dựng bảng giá đất mới, giá đất sẽ biến động với biên độ lớn tùy từng vùng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhà ở và thị trường bất động sản nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 16.000 nhân lực, thiết bị thi công sân bay Long Thành
15:55'
Ngày 7/7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, hiện trên công trường sân bay Long Thành các đơn vị huy động gần 16.000 nhân lực, thiết bị triển khai hàng trăm mũi thi công các hạng mục.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.