Xe ben, xe tải ồ ạt chạy vào đường dân sinh, “né” trạm thu phí
Nhiều năm qua, để “né” trạm thu phí đường tránh thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), xe ben, xe tải,... ồ ạt chạy vào các tuyến đường dân sinh thuộc xã Trung Hòa, Tây Hòa (huyện Trảng Bom).
Tình trạng này gây mất an toàn giao thông, đường bị băm nát, cuộc sống người dân đảo lộn. Khoảng 9 giờ sáng 23/8, phóng viên có mặt tại đường nội bộ ở ấp Bàu Cá (xã Trung Hòa).Trong khoảng 30 phút, phóng viên ghi nhận gần 100 lượt xe tải, xe chở khách, xe taxi mang biển kiểm soát nhiều tỉnh, thành khác nhau qua lại trên tuyến đường này.Theo người dân ấp Bàu Cá, trước đây, người dân dựng barie ngay đầu đường nội bộ để ngăn các loại xe lớn lưu thông, song vào ban đêm không có người túc trực nên barie bị tài xế phá bỏ.Hiện người dân tự đặt rào chắn phía trong đường, tuy nhiên, rào chắn chỉ ngăn được xe lớn, các loại xe trung bình và nhỏ thì vẫn qua lại bình thường. Nơi đây vẫn là cung đường lý tưởng cho xe “né” trạm thu phí.Đường dân sinh ấp Bàu Cá nhỏ hẹp, chỉ đổ bê tông nhưng phải gánh hàng trăm lượt xe lớn xe nhỏ mỗi ngày nên bị bong tróc, xuất hiện chi chít ổ gà, ổ voi. Buổi chiều lúc học sinh tan trường, người đi làm về thì tình trạng giao thông ở đường liên ấp trở nên hỗn loạn, thường xuyên xảy ra ùn tắc.Xe hoạt động quá mạnh, nền đường lún khiến tường bao của nhiều hộ cạnh đường rạn nứt. Để giữ nhà, một số gia đình dùng những tảng đá lớn và cắm cột sắt hai bên hành lang đường.Bà Nguyễn Thị Phương (ấp Bàu Cá) chia sẻ: “Khu vực này có 5 trường học và 2 chợ, dân cư đông. Ngày chưa có trạm thu phí, đường quê rất yên bình, chiều về trẻ con, người lớn ra ven đường chơi, nói chuyện, tập thể dục. Nay mọi thứ chấm dứt. Chúng tôi phải cấm trẻ con ra đường, các cháu đi học, có đoạn đường nhưng người lớn vẫn phải đón đưa. Xe nhiều quá, lo tai nạn, đêm đêm còi xe inh ỏi, dân bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, mất ngủ”. Bức xúc trước việc xe tải, xe khách náo loạn đường liên ấp, người dân Bàu Cá đã nhiều lần phản ánh lên các cấp chính quyền, song tình trạng trên vẫn không được giải quyết.Theo phản ánh của các tài xế, sở dĩ họ cho xe chạy vào đường liên ấp Bàu Cá là để “né” trạm thu phí đường tránh thành phố Biên Hòa. Nhiều người làm nghề vận tải có nhà gần trạm thu phí cho rằng, mỗi ngày xe của họ phải nhiều lần qua lại trạm thu phí, có khi đi chỉ một đoạn đường rất ngắn, song bị thu tiền với giá như những xe chạy đường dài khác. Đây là điều bất hợp lý.Ông Nguyễn Thành Đồng, Chủ tịch UBND xã Trung Hòa cho biết: Tình trạng xe “né” trạm thu phí đường tránh Biên Hòa chạy vào đường nội bộ trên địa bàn xã Trung Hòa đã xảy ra nhiều năm qua. Điều này gây mất an toàn giao thông, hư hỏng đường, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Chính quyền địa phương cũng nhận được phản ánh về việc trạm thu mức phí cao, chưa hợp lý, xã sẽ tổng hợp ý kiến gửi lên cấp trên xem xét.Để đảm bảo an ninh trật tự, xã Trung Hòa đang tập trung tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật. Theo Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai, đường nội bộ ấp Bàu Cá do huyện Trảng Bom quản lý, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý tình trạng xe vi phạm. Trường hợp huyện Trảng Bom cần đươc hỗ trợ, Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai sẽ lắp đặt biển báo, cử lực lượng kiểm tra các loại xe đi trên đường này. Trước những bức xúc của người dân về việc chịu mức phí cao tại đường tránh Biên Hòa, tháng 6/2017, tỉnh Đồng Nai đã có kiến nghị gửi Bộ Giao thông Vận tải xem xét giảm thu phí cho các hộ sống quanh trạm.Đầu tháng 8 này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng có văn bản gửi ngành chức năng tỉnh Đồng Nai và Công ty Cổ phần đầu tư Đồng Thuận (nhà đầu tư tuyến tránh thành phố Biên Hòa và nâng cấp cải tạo Quốc lộ 1A) về việc miễn, giảm mức thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ cho các hộ dân xung quanh trạm thu phí đường tránh.Hiện Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai và các đơn vị liên quan đang tiến hành xác định vùng ảnh hưởng của trạm thu phí đường tránh Biên Hòa đối với khu vực lân cận; rà soát, xác nhận, lập danh sách các phương tiện thuộc diện miễn, giảm phí.Đối tượng miễn giảm giá là xe buýt, phương tiện không kinh doanh vận tải, phương tiện kinh doanh vận tải có chủ sở hữu ở các địa phương gần đường tránh.
Dự án tuyến tránh thành phố Biên Hòa và cải tạo Quốc lộ 1A qua Đồng Nai hoàn thành vào năm 2014 với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng. Dự án được Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và tỉnh Đồng Nai xác định là công trình trọng điểm để kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông qua nội ô thành phố Biên Hòa.Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cuối năm 2016, chủ đầu tư đã giảm mức thu đối với một số phương tiện khi qua trạm thu phí.Đầu tháng 5/2017, Công ty Cổ phần đầu tư Đồng Thuận phối hợp với UBND xã Trung Hòa thống nhất danh sách hơn 100 hộ là chủ phương tiện lân cận trạm trình cơ quan chức năng xem xét, miễn giảm phí./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải nói gì về 2 trạm thu phí trên quốc lộ 5?
18:13' - 24/08/2017
Quốc lộ 5 với chiều dài trên 100 km hiện có 2 trạm thu phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một trạm thu phí BOT giảm giá vé qua trạm cho người dân lân cận
19:00' - 22/08/2017
Theo văn bản đồng ý của Bộ Giao thông vận tải cho chủ đầu tư giảm phí qua Trạm thu phí Km1064+730, bắt đầu từ 1/9 tới
-
Kinh tế Việt Nam
Thống nhất giảm phí cho mọi phương tiện qua trạm thu phí BOT Cai Lậy từ 21/8
18:16' - 16/08/2017
Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Tiền Giang, nhà đầu tư dự án đã thống nhất giảm giá dịch vụ cho tất cả phương tiện qua trạm thu giá Cai Lậy.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ miễn giảm phí cho hộ dân quanh Trạm thu phí Cai Lậy
18:20' - 15/08/2017
Dự kiến Bộ Giao thông Vận tải sẽ nghiên cứu giảm giá chung đối với toàn bộ phương tiện và miễn giảm cho các hộ dân quanh trạm, kèm theo là phương án kéo dài thời gian thu phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiền Giang chủ động xả trạm ngừa nguy cơ ùn tắc giao thông qua Trạm thu phí Cai Lậy
18:43' - 14/08/2017
Sau khi xả trạm, tình hình lưu thông qua khu vực đã ổn định, thông thoáng trở lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh thu hút hơn 2 tỷ USD vốn FDI
14:58'
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ninh thu hút được hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái khởi động dự án điện hạt nhân: Xu hướng tất yếu, nâng tầm quốc gia
14:38'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, có điện hạt nhân sẽ đảm bảo an ninh năng lượng, nâng tầm vị thế quốc gia. Do đó cần xây dựng lộ trình, quy định rõ ràng, có chính sách đặc thù để triển khai hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương
13:07'
Đại biểu Quốc hội đề xuất HĐND được quyền giám sát hoạt động của các cơ quan Trung ương và được quyền chất vấn người đứng đầu cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động ở địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố đơn vị đầu tiên ở Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B
13:06'
Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6 tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
11:49'
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu giới thiệu về những phẩm trà vô cùng quý hiếm tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội và thách thức cho thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Mỹ
11:16'
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
10:27'
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
10:26'
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15'
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?