Xem xét không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm quyết toán
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, thời gian qua, việc quyết toán dự án hoàn thành đã đi vào nền nếp và hoàn thành khối lượng lớn dự án.
Tuy nhiên, đến nay còn một số dự án chưa được quyết toán dứt điểm, nhất là các dự án ODA, BOT và quyết toán giải phóng mặt bằng tại các địa phương.
Bên cạnh đó, việc xử lý, chấp hành kết luận, kiến nghị của thanh tra, kiểm toán nhà nước còn chậm. Nguyên nhân của tình trạng trên là do một số chủ đầu tư, nhà đầu tư, Ban quản lý dự án chưa quan tâm rà soát, hoàn tất các thủ tục theo đúng quy định quản lý đầu tư xây dựng.
Bộ Giao thông Vận tải cũng cho rằng, vẫn còn một số dự án sử dụng vốn nước ngoài chưa duyệt phần bổ sung, phát sinh hạng mục, chưa ghi thu, ghi chi phần vốn vay xác định chênh lệch tỷ giá và chưa điều chỉnh tổng mức đầu tư vượt, chưa có hồ sơ quyết toán theo quy định.Một số dự án BOT chưa trình quyết toán toàn bộ, hoặc đã trình nhưng chưa đầy đủ thủ tục nên chưa đủ điều kiện thỏa thuận quyết toán.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu chủ đầu tư, nhà đầu tư, Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chậm trình quyết toán, chậm hoàn tất các thủ tục quản lý đầu tư, hồ sơ quyết toán không đảm bảo theo quy định dẫn đến không được thỏa thuận, phê duyệt quyết toán. “Các đơn vị cần tăng cường nhân lực, tập trung cho quyết toán dự án hoàn thành; xử lý dứt điểm vướng mắc tồn tại, lập trình quyết toán toàn bộ dự án theo đúng quy định; xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý có tồn tại về công tác quyết toán. Đồng thời, phối hợp, đôn đốc các địa phương khẩn trương phê duyệt quyết toán tiểu dự án giải phóng mặt bằng theo thẩm quyền", Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo. Cùng với đó, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo đưa nội dung quyết toán vào hợp đồng trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng theo quy định.Từ đó, có căn cứ xử phạt nhà thầu vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành, quyết toán công trình theo quy định của hợp đồng; đề xuất xử phạt các hành vi vi phạm về quyết toán theo quy định.
“Thủ trưởng các cơ quan chủ đầu tư, Ban quản lý dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng khi để xảy ra tồn tại về quyết toán", Bộ Giao thông Vận tải khẳng định. Đối với việc giao dự án đầu tư mới cho chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và bố trí kế hoạch vốn để thanh toán số vốn còn thiếu cho các dự án đã hoàn thành, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án phải báo cáo cụ thể về quyết toán dự án hoàn thành. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu phải nêu rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và cam kết thời hạn khắc phục nhất là chậm từ 12 tháng trở lên.Vụ Kế hoạch đầu tư báo cáo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải xem xét không giao dự án mới cho chủ đầu tư, Ban quản lý dự án không khắc phục được việc nộp báo cáo quyết toán chậm từ 24 tháng.
Đồng thời, không bố trí kế hoạch vốn cho dự án nếu không khắc phục được nộp báo cáo quyết toán chậm từ 12 tháng./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải đặt hàng bảo trì đường sắt
18:40' - 19/05/2021
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản hỏa tốc số 636/TTG-CN ngày 19/5/2021 về việc giao thực hiện vốn bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt năm 2021.
-
Doanh nghiệp
Vì sao Bộ Giao thông Vận tải đề xuất chưa nhân rộng cấp, đổi giấy phép lái xe mức độ 4 ra toàn quốc?
16:19' - 19/05/2021
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề xuất chưa nhân rộng cấp, đổi giấy phép lái xe mức độ 4 ra toàn quốc.
-
Tài chính
Bộ Giao thông Vận tải sẽ ưu tiên kinh phí duy tu, sửa chữa cầu Long Biên
17:53' - 03/05/2021
Bộ Giao thông Vận tải sẽ ưu tiên cấp kinh phí cho cầu Long Biên ngay sau khi việc giao dự toán giữa Bộ Giao thông Vận tải và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được tháo gỡ.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Đến năm 2030, Bắc Giang cần khoảng 6.300 lao động ngành bán dẫn
18:54' - 29/11/2024
Dự kiến giai đoạn 2025-2030, ngành bán dẫn tại Bắc Giang có nhu cầu tuyển khoảng 6.300 lao động; trong đó, lao động trình độ cao đẳng trở lên là 1.200 lao động; lao động phổ thông là 5.100 lao động.
-
DN cần biết
Văn hóa kinh doanh: Sức mạnh mềm đem lại lợi ích quốc gia
09:15' - 29/11/2024
Văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Bởi văn hóa doanh nghiệp có mạnh thì doanh nghiệp mới mạnh và phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy định khi tham gia Online Friday 2024
17:03' - 28/11/2024
Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sáng tạo nội dung khi tham gia chương trình cần đảm bảo kinh doanh hoặc hỗ trợ người bán kinh doanh hàng hóa chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...
-
DN cần biết
Quản trị hiệu quả tài nguyên nhãn hiệu tại doanh nghiệp
16:37' - 28/11/2024
Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng cũng nhiều thách thức trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cả ở trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Giải mã sức hút của kim cương nhân tạo với người tiêu dùng
15:06' - 28/11/2024
Kim cương nhân tạo đã dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành trang sức.
-
DN cần biết
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu
15:00' - 28/11/2024
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33' - 28/11/2024
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58' - 27/11/2024
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19' - 27/11/2024
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.