Xem xét việc kéo dài thời hạn áp dụng cơ chế đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh
Chiều ngày 28/10 tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 54/2017/QH14 ban hành ngày 24/11/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, không ít đại biểu còn băn khoăn việc kéo dài thời hạn thêm 1 năm liệu có giải quyết được những vấn đề bất cập còn tồn đọng hiện nay của thành phố vốn là đầu tàu của nền kinh tế hay không.
Một trong những đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước.
Tại nghị trường, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, Thành phố đang tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội; đồng thời, đang xin thí điểm thực hiện các cơ chế mới, mô hình mới mà pháp luật hiện hành chưa có quy định hoặc có nhưng không còn phù hợp.Qua đó, nhằm tăng sự chủ động - tự chủ cho Thành phố, khơi dậy, phát huy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh và để thành phố phát triển mạnh mẽ, góp phần lớn hơn vào sự phát triển chung của đất nước.
Thời gian tới đây, Thành phố Hồ Chí Minh tập trung thực hiện các cơ chế đang phát huy tốt; rà soát và tập trung triển khai các dự án có điều kiện triển khai ngay; rà soát, làm việc với các cơ quan Trung ương về sử dụng các tài sản công trên địa bàn; tập trung xây dựng nghị quyết mới để thay thế Nghị quyết 54 và trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất có thể, chứ không nhất thiết phải chờ đến cuối năm 2023. Ông Tạ Văn Hạ, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu nhận định, trong các nội dung Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất có phần cơ chế quản lý đất đai, đầu tư là có thể thực hiện được ngay. Tuy nhiên, còn không ít chính sách quan trọng khác, trong đó có mục tăng lương cho đội ngũ cán bộ công chức còn chưa đáp ứng được.Đại biểu thống nhất việc kéo dài thời hạn áp dụng, song nghị quyết vẫn cần bổ sung thêm một số điều chỉnh hay yêu cầu điều chỉnh. Cùng với đó, Thành phố Hồ Chí Minh cũng cần làm báo cáo tổng kết đánh giá thời gian thực hiện vừa qua để xem còn có hạn chế, vướng mắc khó khăn gì cần phải điều chỉnh.
Phải chỉ ra được những vấn đề tại sao mà những cơ chế kia không thực hiện được, đâu là lý do chủ quan, đâu là khách quan, đâu là cơ chế không áp dụng được và trong nghị quyết tới đây sẽ xây dựng thì cần điều chỉnh, bổ sung những gì....
Khi Quốc hội xem xét các đề xuất của Thành phố Hồ Chí Minh, cũng cần nghiên cứu đó đã thực sự là những cơ chế đặc thù hay chưa; đó có phải là động lực giúp cho Thành phố Hồ Chí Minh thực sự phát triển hay không. Đó mới là điều mà mọi cử tri và các đại biểu mong muốn. Chứ nếu chỉ đề nghị kéo dài cho kéo dài thì thực sự không ổn.Thành phố Hồ Chí Minh từng dẫn dắt sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế, nhưng đang có vẻ bị mất đà, mất động lực. Vì vậy có cơ chế đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh ở thời điểm này là để bù đắp lại những mất mát trong thời gian qua và tạo nên những đột phá, dẫn dắt tăng trưởng.
Khi tạo đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh phát triển, không chỉ đem lại lợi ích cho riêng thành phố mà còn có ý nghĩa tạo động lực tổng thể cho phát triển chung nền kinh tế của nước, đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn hiện nay./.
- Từ khóa :
- quốc hội
- quốc hội khóa xv
- tp hồ chí minh
- cơ chế đặc thù
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Xem xét thu gọn một số chính sách để kiềm chế lạm phát
18:03' - 28/10/2022
Trong khi đà suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu trở nên rõ rệt, lạm phát được dự báo duy trì ở mức cao, nền kinh tế nước ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức đan xen.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng lao động
12:44' - 28/10/2022
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: "Chúng ta đang thiếu lao động cục bộ, đặc biệt là thiếu nhân lực chất lượng cao dẫn đến năng suất lao động thấp cũng là điều dễ hiểu".
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận vấn đề KT-XH, việc thí điểm cơ chế phát triển TP Hồ Chí Minh
08:29' - 28/10/2022
Thực hiện chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội tiếp tục dành ngày 28/10 để thảo luận tại hội trường về vấn đề kinh tế - xã hội, việc thí điểm cơ chế phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Vinh danh 190 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
22:42' - 04/11/2024
Tối 4/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia diễn ra Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý dứt điểm tàu cá "03 không" trước ngày 20/11
20:55' - 04/11/2024
Trong tháng 11 mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý tàu cá "3 không", tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép...
-
Kinh tế Việt Nam
Ra mắt Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ
20:41' - 04/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, tối 3/11, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Brussels, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ (VBAB) đã chính thức được thành lập.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Đà Nẵng tạo đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm
20:29' - 04/11/2024
Tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố 10 tháng năm 2024 có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả khả quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Nguyễn Hải Trâm giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang
20:04' - 04/11/2024
Bà Nguyễn Hải Trâm, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được điều động giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Ninh Bình có Giám đốc Công an tỉnh mới
18:59' - 04/11/2024
Chiều 4/11, Công an tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các dự án quan trọng quốc gia
17:40' - 04/11/2024
Chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong những nội dung quan trọng được các đại biểu bàn thảo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế và nguồn nhân lực
17:38' - 04/11/2024
Chiều 4/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Có 57 tỉnh, thành phố thành lập được hơn 5.100 tổ khuyến nông cộng đồng
17:02' - 04/11/2024
Đến nay, toàn quốc đã có 57 tỉnh, thành phố thành lập được 5.167 tổ khuyến nông cộng đồng với 47.293 thành viên tham gia; trong đó đề án thí điểm có 26 tổ khuyến nông cộng đồng với 156 thành viên.