Xét xử Nguyễn Phương Hằng - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam
Vụ án được khởi tố từ tháng 3/2022, trải qua nhiều quy trình tố tụng và đến nay mới được đưa ra xét xử sơ thẩm lần đầu.
Theo cáo trạng được đại diện Viện Kiểm sát công bố tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng các quyền tự do dân chủ, thực hiện nhiều buổi livestream trên không gian mạng, phát ngôn có nội dung bịa đặt, biết rõ thông tin không đúng sự thật hoặc thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân: đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của các ông, bà: Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sỹ Hoài Linh), Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sỹ Vy Oanh), Ðặng Thị Hàn Ni (cựu nhà báo-luật sư, thạc sỹ luật Hàn Ni), Huỳnh Minh Hưng (ca sỹ Ðàm Vĩnh Hưng), Trần Thị Thủy Tiên (ca sỹ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng Biên tập Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh), Ðinh Thị Lan, Lê Thị Giàu, Trương Việt Hà.
Bị cáo Đặng Anh Quân (Tiến sĩ Luật, giảng viên đại học) đã tương tác, tham gia bình luận trực tiếp với Hằng trong 11 buổi livestream của Hằng cổ vũ về tinh thần, tiếp thêm ý chí cho Hằng thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra trong buổi livestream ngày 24/12/2021, Quân đã phát ngôn có nội dung đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm cua ông Hoài Linh.
Các bị cáo Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty cổ phần Đại Nam), Huỳnh Công Tân (Trưởng phòng Truyền thông Công ty cổ phần Đại Nam) đã tạo lập, quản lý các trang mạng xã hội, kết nối các tài khoản mạng xã hội vào Internet; thông báo thời gian, chủ đề livestream, chuẩn bị nội dung, sân khấu để Hằng livestream và đăng tải các bài viết của Hằng lên các trang mạng xã hội, theo chỉ đạo của Hằng.
Cáo trạng cũng xác định, đối với ông Huỳnh Uy Dũng (chồng của bị cáo Hằng), trong 57 buổi livestream có nội dung vi phạm pháp luật, ông Dũng có tham gia 1 buổi livestream vào ngày 31/12/2021 (có nội dung xúc phạm theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Đức Hiển). Nhưng video clip thu giữ thể hiện ông Dũng tham dự sau khi bị cáo Hằng đã chấm dứt việc phát ngôn xúc phạm ông Hiển và không có tài liệu để xác định trong buổi livestream ngày 31/12/2021, ông Dũng đã có phát ngôn xúc phạm ông Hiển.
Ngoài ra, quá trình điều tra xác định không có cơ sở để xử lý hình sự về vai trò của ông Huỳnh Uy Dũng đã đồng phạm giúp sức cho bị cáo Nguyễn Phương Hằng trong các buổi livestream tại nhà riêng, tại trụ sở và trong buổi đua chó, nên Cơ quan điều tra không khởi tố và Viện Kiểm sát cũng đồng quan điểm.
Tại phiên tòa hôm nay, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các ông, bà: Vy Oanh, Trương Thị Việt Hà, Đàm Vĩnh Hưng, Đặng Thị Hàn Ni, Nguyễn Đình Kim có mặt tại phiên tòa. Các ông, bà: Hoài Linh, Đức Hiển, Lê Thị Giàu, Huỳnh Uy Dũng, Thủy Tiên, Công Vinh vắng mặt và có đơn xin xét xử vắng mặt.
Trước đó, trong phần làm thủ tục xét xử, các luật sư bảo vệ cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vụ án đề nghị Hội đồng xét xử thay đổi tư cách tham gia tố tụng của những người này thành bị hại ngay tại phần thủ tục phiên tòa. Luật sư Nguyễn Thành Công (bảo vệ cho nhà báo Đức Hiển) cho biết đã khiếu nại vấn đề này lên Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao và vẫn đang chờ kết quả trả lời khiếu nại nên đề nghị hoãn phiên tòa.
Nêu quan điểm, đại diện Viện kiểm sát cho rằng việc xem xét tư cách tham gia tố tụng thuộc về thẩm quyền Hội đồng xét xử. Về tư cách tham gia tố tụng của những người liên quan sẽ được Hội đồng xét xử thể hiện thông qua bản án.
Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử quyết định xét xử vụ án, không đồng ý hoãn phiên tòa như đề nghị của luật sư.
Phiên tòa dự kiến xét xử tới ngày 22/9./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Dự án nâng cấp, cải tạo Cảng Hàng không Điện Biên
11:06' - 20/09/2023
Ngày 20/9, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo liên quan đến Dự án nâng cấp, cải tạo Cảng hàng không Điện Biên.
-
Kinh tế và pháp luật
Gia Lai: Xét xử 5 đối tượng tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép
11:23' - 19/09/2023
Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã xét xử sơ thẩm đối với 5 bị cáo trong đường dây tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, ở lại nước ngoài trái phép.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại số 90 Đội Cấn (Hà Nội)
20:39'
Công trình vi phạm trật tự xây dựng được dư luận phản ánh nhiều trong thời gian qua có địa chỉ tại số 84 và số 86+88+90A+10 ngách 68/16 + số 1+3 ngõ 90 phố Đội Cấn, phường Đội Cấn.
-
Kinh tế và pháp luật
Đình chỉ lưu hành, thu hồi 31 loại mỹ phẩm do Công ty Vioba sản xuất
18:00'
Tin từ Sở Y tế Hà Nội, đơn vị vừa ban hành văn bản 5532/SYT-NVD thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi 31 loại mỹ phẩm do Công ty Cổ phần dược phẩm Vioba Việt Nam (Công ty Vioba) sản xuất.
-
Kinh tế và pháp luật
Những quy định mới đáng chú ý trong Luật Nhà ở vừa được thông qua
13:36'
Luật Nhà ở vừa được Quốc hội thông qua có nhiều quy định mới về quản lý chung cư mini, bỏ thời hạn sở hữu nhà chung cư và nhiều chính sách đáng chú ý dành cho nhà ở xã hội.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm cựu Giám đốc Bệnh viện thành phố Thủ Đức tham ô, rửa tiền
11:24'
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Tham ô tài sản", "Rửa tiền", "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức.
-
Kinh tế và pháp luật
Y án sơ thẩm vụ xâm phạm chỗ ở tại phố Minh Khai, Hà Nội
06:49'
Ngày 28/11, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án xâm phạm chỗ ở của người khác xảy ra tại địa chỉ 386 phố Minh Khai (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
-
Kinh tế và pháp luật
Australia cấm nhập khẩu vape dùng một lần
16:09' - 28/11/2023
Chính phủ Australia thông báo nước này sẽ cấm nhập khẩu vape (thiết bị hút thuốc lá điện tử) dùng một lần từ ngày 1/1/2024.
-
Kinh tế và pháp luật
Thẻ Căn cước có những thay đổi gì từ ngày 1/7/2024?
15:36' - 28/11/2023
Quốc hội đã thông qua dự án Luật Căn cước có hiệu lực kể từ 1/7/2024. Luật Căn cước mới quy định, trường thông tin về quê quán, vân tay đã được lược bỏ, không cần thể hiện trên thẻ căn cước.
-
Kinh tế và pháp luật
Có phải đổi CCCD, CMND sang thẻ căn cước sau 1/7/2024 hay không?
07:30' - 28/11/2023
Quốc hội đã thông qua dự án Luật Căn cước có hiệu lực kể từ 1/7/2024. Với việc đổi tên gọi từ Luật Căn cước công dân (CCCD) sang luật Căn cước, thẻ CCCD cũng sẽ có tên gọi mới là Thẻ căn cước.
-
Kinh tế và pháp luật
Trung Quốc mở phiên tòa về vụ chuyến bay MH370 mất tích
21:10' - 27/11/2023
Ngày 27/11, tòa án quận Triều Dương, Bắc Kinh đã mở phiên tòa đòi bồi thường cho người thân của các nạn nhân mang quốc tịch Trung Quốc trên chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines.