Xét xử phúc thẩm vụ giao "đất vàng" 8-12 Lê Duẩn: Viện Kiểm sát đề nghị bác các kháng cáo
Tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án sai phạm giao "đất vàng" 8-12 Lê Duẩn, chiều 29/11, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm xử lý vụ án.
*Đề nghị bác kháng cáo Theo đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, bản án sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo là có căn cứ, không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của 5 bị cáo trong vụ án.Trong đó có 4 kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Nguyễn Thành Tài (nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh), Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Hoài Nam (nguyên Bí thư Quận ủy Quận 2), Trương Văn Út (nguyên Phó trưởng phòng quản lý đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) và kháng cáo kêu oan của bị cáo Lê Thị Thanh Thúy (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa Tháng Năm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần đầu tư Lavenue).
Theo Viện Kiểm sát, bị cáo Nguyễn Thành Tài và 3 bị cáo cấp dưới có hành vi tham gia soạn thảo, ký nháy đề xuất và ký ban hành các công văn, quyết định có ý nghĩa trong việc cho Công ty Lavenue (trong đó Công ty Hoa Tháng Năm chiếm 30% vốn góp) được giao, thuê khu đất 8-12 Lê Duẩn thực hiện dự án khách sạn cao cấp-trung tâm thương mại theo hình thức chỉ định, không qua đấu giá quyền sử dụng đất; quyết định áp dụng hình thức giao đất và cho thuê đất đối với cùng một dự án, cho thanh lý nhà số 12 Lê Duẩn không bán đấu giá tài sản trên đất. Viện Kiểm sát ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ mà các bị cáo cung cấp nhưng nhấn mạnh, bản án sơ thẩm đã tuyên phạt các bị cáo dưới khung hình phạt bị truy tố nên không có cơ sở xem xét giảm nhẹ thêm.Về kháng cáo kêu oan của bị cáo Thúy, đại diện Viện Kiểm sát cho biết, căn cứ vào lời khai bị cáo Tài, bị cáo Thúy lợi dụng mối quan hệ quen biết với bị cáo, thúc giục bị cáo nhanh chóng phê duyệt, ký nhiều văn bản chỉ đạo Sở, ban, ngành để công ty của bị cáo tham gia dự án.
Lời khai của bị cáo Tài phù hợp với tài liệu trong hồ sơ vụ án như: các văn bản các bị cáo cấp dưới trình ngày trước, hôm sau bị cáo Tài ký duyệt ngay, bỏ qua giai đoạn thẩm định, đấu thầu…
Từ những lập luận trên, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm đối với các bị cáo Tài là 8 năm tù; bị cáo Thúy và Kiệt cùng 5 năm tù, bị cáo Nam 4 năm tù, bị cáo Út 3 năm tù, cùng về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". *Đề nghị thu hồi đủ 157 tỷ đồng cho Nhà nướcĐối với kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về xử lý vật chứng và xác định thiệt hại trong vụ án, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa phúc thẩm đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận toàn bộ kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, Công ty Lavenue được thành lập theo tỷ lệ góp vốn: Công ty Hoa Tháng Năm góp 30% vốn góp; Công ty quản lý kinh doanh nhà Thành phố Hồ Chí Minh (100% vốn nhà nước) góp 20% vốn góp; Công ty Kido góp 50% vốn góp.Sau đó, Công ty Lavenue đã nộp hơn 647 tỉ đồng/785 tỉ đồng vốn góp để thực hiện nghĩa vụ tài chính với khu đất 8-12 Lê Duẩn. Trong đó, trừ đi tiền phá dỡ nhà số 12 Lê Duẩn và trị giá công trình trên đất số 8 Lê Duẩn, là nghĩa vụ tài chính Công ty Lavenue đã nộp vào ngân sách Nhà nước, thì vật chứng của vụ án là hơn 631,3 tỷ đồng.
Về xử lý hơn 631,3 tỷ đồng này, bản án sơ thẩm đã tuyên tịch thu sung quỹ nhà nước hơn 189,4 tỷ đồng là tiền góp vốn của Công ty Hoa Tháng Năm vì tiền này sử dụng vào việc phạm tội.Đối với phần vốn góp của Công ty quản lý kinh doanh nhà Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Kido là tài sản của pháp nhân, pháp nhân không biết việc phạm tội của các bị cáo nên cần trả lại cho chủ sở hữu theo luật định.
Từ đó, Tòa cấp sơ thẩm tuyên trả lại 126 tỷ đồng cho Công ty Lavenue. Công ty này có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền góp vốn cho Công ty quản lý kinh doanh nhà Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Kido.
Tuy nhiên, theo Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị, số tiền mà Công ty Lavenue đã nộp vào ngân sách tương ứng với phần vốn góp của Công ty quản lý kinh doanh nhà Thành phố Hồ Chí Minh là 157 tỷ đồng, nhưng Tòa cấp sơ thẩm tuyên Công ty Lavenue hoàn trả 126 tỷ đồng cho Công ty quản lý kinh doanh nhà Thành phố Hồ Chí Minh là đã gây thiệt hại cho tài sản nhà nước hơn 30 tỷ đồng. Tại tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tái khẳng định quan điểm này và nhấn mạnh, 157 tỷ đồng vốn góp của Công ty quản lý kinh doanh nhà Thành phố Hồ Chí Minh nộp vào Công ty Lavenue.Sau đó, bị cáo Thúy đã dùng tiền vào mục đích bất hợp pháp, làm thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước nên cần buộc Công ty Lavenue hoàn trả lại 157 tỷ đồng.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng nghị về nội dung: xác định số tiền thất thoát trong vụ án là hơn 1.927 tỷ như cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chứ không phải số tiền như bản án sơ thẩm xác định. Dự kiến, tòa sẽ tuyên án vào ngày 1/12./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử phúc thẩm nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. HCM trong vụ án giao "đất vàng" 8-12 Lê Duẩn
10:24' - 29/11/2021
Ngày 29/11, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm Vụ án sai phạm trong việc giao "đất vàng" 8-12 Lê Duẩn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
"Gã khổng lồ" dược phẩm gặp rắc rối tại châu Âu
07:00' - 22/11/2024
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn thông cáo từ EC cho biết, Teva đã "phát tán thông tin sai lệch một cách có hệ thống" về các sản phẩm cạnh tranh nhằm cản trở sự xuất hiện của chúng trên thị trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội bị truy tố
20:55' - 21/11/2024
Ngày 21/11, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil).
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật nhiều cán bộ Sở Nội vụ Gia Lai
10:57' - 21/11/2024
Tỉnh ủy Gia Lai ban hành quyết định kỷ luật ông Nguyễn Đình Tiến (Giám đốc Sở Nội vụ) bằng hình thức khiển trách.
-
Kinh tế và pháp luật
18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos vì gian lận tài chính
09:53' - 21/11/2024
Ngày 20/11, tòa án New York, Mỹ đã kết án 18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos, Bill Hwang vì gian lận tài chính liên quan đến vụ sụp đổ quỹ này vào năm 2021, gây thiệt hại hàng tỷ USD.
-
Kinh tế và pháp luật
Dự án trường học có cần giấy phép môi trường?
07:00' - 21/11/2024
Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường phải bảo đảm đáp ứng đồng thời quy định tại Khoản 8 Điều 3 và Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh được xác định là chủ mưu
21:12' - 20/11/2024
Trong vụ án này, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) được xác định có vai trò cầm đầu, chủ mưu.
-
Kinh tế và pháp luật
Công chức lãnh đạo, quản lý bị xem xét miễn nhiệm khi nào?
07:00' - 20/11/2024
Ông Đ.V.P làm Phó Trưởng phòng tại cơ quan cấp sở. Tháng 4/2021, cơ quan thực hiện sắp xếp lại tổ chức theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, từ 5 phòng xuống còn 4 phòng.
-
Kinh tế và pháp luật
Điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề y
07:00' - 19/11/2024
Theo quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 135 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: Thu giữ số tài sản khoảng 4.900 tỷ đồng từ các bị cáo
21:14' - 18/11/2024
Theo Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tổng số tiền đang tạm giữ trong tài khoản của cơ quan này là hơn 4.250 tỷ đồng và 27 triệu USD (tương đương 685 tỷ đồng).