Xét xử vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2: Viện Kiểm sát đề nghị mức án
Ngày 30/7, phiên tòa xét xử sơ thẩm 46 bị cáo trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) giai đoạn 2 tiếp tục với phần luận tội.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giữ quyền công tố tại tòa đã phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
* Đề nghị mức án cao nhất với Phạm Công Danh
Theo đại diện Viện Kiểm sát, trong phiên tòa sơ thẩm lần 1 (từ ngày 8/1 – 7/2) và trong phiên tòa sơ thẩm lần 2 này, đã làm sáng tỏ hầu hết nội dung vụ án.
Kết quả thẩm vấn công khai tại tòa và hồ sơ chứng cứ đã làm rõ, nhóm Phạm Công Danh nhận quyền chuyển nhượng cổ phần ngân hàng từ nhóm Hứa Thị Phấn.
Việc tiếp nhận một ngân hàng yếu kém, cùng với áp lực tăng vốn điều lệ, chi chăm sóc khách hàng… đã dẫn đến Phạm Công Danh cùng đồng phạm thực hiện hàng loạt hành vi phạm tội.
Trong đó, Phạm Công Danh có hành vi sử dụng 29 công ty do bị cáo đứng sau vay tiền tại Sacombank, TP.Bank, BIDV, sau đó dùng tiền của Ngân hàng Xây dựng gửi liên ngân hàng tại 3 ngân hàng này, bảo lãnh cho 29 công ty của Danh, gây thiệt hại của VNCB hơn 6.100 tỷ đồng.
Các bị cáo Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank), Phan Huy Khang (nguyên Tổng Giám đốc Sacombank) trực tiếp gặp, bàn bạc, thống nhất cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng, nhưng yêu cầu Danh dùng tiền của Ngân hàng Xây dựng để bảo lãnh cho khoản vay, sau đó chỉ đạo cán bộ cấp dưới thực hiện việc cho vay.
Khi cho vay, hai bị cáo biết rõ Phạm Công Danh là Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng, là đối tượng mà theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng thì không được phép dùng tiền của Ngân hàng Xây dựng để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho mình, nhưng vẫn cố ý bỏ qua các quy định bắt buộc, tạo điều kiện để Danh vay tiền, gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng.
Đại diện Viện Kiểm sát nhận định, Phạm Công Danh là bị cáo chủ mưu, có vai trò quyết định nên cần có mức hình phạt cao nhất. Trầm Bê, Phan Huy Khang vì lợi ích của ngân hàng đã giúp sức cho Phạm Công Danh nên cần có mức án nghiêm.
Từ đó, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh mức án 20 năm tù, tổng hợp hình phạt bản án phúc thẩm vụ án kinh tế tại Ngân hàng Xây dựng giai đoạn 1 là 30 năm tù.
Các bị cáo: Trầm Bê bị đề nghị mức án 4 - 5 năm tù; Phan Huy Khang mức án từ 3 - 4 năm tù; Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây dựng) 12-14 năm tù, tổng hợp bản án trước đó bị đề nghị mức án 30 năm tù. Các bị cáo còn lại bị đề nghị các mức án từ 2 năm tù treo đến 30 năm tù giam.
* Giữ quan điểm thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng
Về việc thu hồi tài sản và khắc phục hậu quả vụ án, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên quan điểm đã trình bày ở phiên tòa sơ thẩm lần 1 là đề nghị Hội đồng xét xử tuyên thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng từ 3 ngân hàng để trả lại cho Ngân hàng Xây dựng.
Trên cơ sở diễn biến phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc công văn của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ý kiến của các vị luật sư và đại diện các bên liên quan, đề nghị tuyên thu hồi tài sản đảm bảo khách quan, đúng quy định của pháp luật, mang tính khả thi cao để đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, người gửi tiền và các bên có liên quan.
Trước đó, ở phiên tòa sơ thẩm lần 1, Hội đồng xét xử đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung một số vấn đề, trong đó có nội dung yêu cầu Viện Kiểm sát làm rõ căn cứ thu hồi 6.100 tỷ đồng từ 3 ngân hàng.
Ngày 20/6, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã có công văn số 15 trả lời về những yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bảo vệ quan điểm của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại phiên tòa sơ thẩm lần 1.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng, hành vi làm trái của Phạm Công Danh và đồng phạm chỉ hoàn thành khi 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV thu nợ, siết nợ bằng tiền gửi của Ngân hàng Xây dựng tại 3 ngân hàng này.
Mặt khác, kết luận điều tra cũng xác định việc các ngân hàng cho vay có vi phạm và Phạm Công Danh đã sử dụng tiền vay trái pháp luật nên việc thu hồi 6.100 tỷ đồng như đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là có căn cứ, đúng pháp luật.
Phiên tòa bước sang phần tranh tụng với phần bào chữa của các luật sư./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2: Tòa đề nghị điều tra bổ sung
11:16' - 07/02/2018
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định trả hồ sơ vụ án, đề nghị điều tra bổ sung do thiếu chứng cứ không thể bổ sung tại phiên tòa.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2: Các bị cáo nói lời sau cùng
19:06' - 01/02/2018
Bị cáo Phạm Công Danh mong muốn Hội đồng xét xử xem xét, làm rõ dòng tiền đã sử dụng, truy thu để khắc phục hậu quả.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ án Phạm Công Danh: Tranh luận về “đường đi” của 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ của VNCB
13:42' - 01/02/2018
Ngày 1/2, sau một ngày tạm nghỉ, phiên tòa xét xử vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2 đã tiếp tục phần tranh tụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt tài xế điều khiển xe khách đi ngược chiều trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai 35 triệu đồng
09:17' - 16/02/2025
Liên tiếp trong thời gian gần đây trên các tuyến đường cao tốc xuất hiện tình trạng phương tiện vi phạm đi ngược chiều, quay đầu xe, đi lùi, dừng đỗ sai quy định…
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt tài xế điều khiển xe khách đi ngược chiều trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai 35 triệu đồng
09:16' - 16/02/2025
Liên tiếp trong thời gian gần đây trên các tuyến đường cao tốc xuất hiện tình trạng phương tiện vi phạm đi ngược chiều, quay đầu xe, đi lùi, dừng đỗ sai quy định…
-
Kinh tế và pháp luật
Mỹ thu hồi bột làm bánh do nguy cơ gây dị ứng
07:30' - 16/02/2025
Công ty Quaker Oats - Tập đoàn PepsiCo (Mỹ) - đã thu hồi 10.000 hộp bột làm bánh pancake và waffle, do trong sản phẩm có chứa sữa có thể gây dị ứng cho người dùng nhưng không được đề cập trên bao bì.
-
Kinh tế và pháp luật
Bình Dương ra quân xử lý vi phạm giao thông gây tai nạn
17:31' - 15/02/2025
Đợt cao điểm sẽ kéo dài từ ngày 15/2 được kỳ vọng tạo chuyển biến tích cực trong công tác đảm bảo TTATGT tại Bình Dương, góp phần giảm tai nạn và nâng cao ý thức tham gia giao thông trong cộng đồng.
-
Kinh tế và pháp luật
Singapore ghi nhận hơn 470 vụ lừa đảo đầu tư kể từ đầu năm
07:30' - 15/02/2025
Cảnh sát Singapore cho biết kể từ đầu năm nước này đã ghi nhận hơn 470 vụ lừa đảo đầu tư với tổng thiệt hại ít nhất lên tới 32,6 triệu đôla Singapore (khoảng 24,1 triệu USD).
-
Kinh tế và pháp luật
Truy tố cựu Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm và hỗ trợ thanh thiếu niên Hà Nội
10:16' - 14/02/2025
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố nghiên cứu, đưa ra xét xử vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
-
Kinh tế và pháp luật
"Chuyện lạ" tại dự án nghìn tỷ chỉnh trang đường Thùy Vân, thành phố Vũng Tàu
09:30' - 14/02/2025
Không chỉ trễ tiến độ, chất lượng công trình cũng chưa làm chủ đầu tư thực sự yên tâm khi đổ bê tông kè biển vẫn còn xuất hiện bọt khí và rỗ bề mặt, một số vị trí hở hàm ếch, cát chảy ra ngoài.
-
Kinh tế và pháp luật
Cơ quan nào quản lý việc dạy thêm, học thêm?
09:21' - 14/02/2025
Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm của UBND các cấp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng nhà trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố nguyên Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Cà Mau
08:59' - 14/02/2025
Ngày 13/2, nguồn tin từ Công an tỉnh Cà Mau cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau vừa khởi tố và thực hiện lệnh khám xét chỗ ở đối với nguyên Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Cà Mau.