Xóa sổ mặt hàng ế ẩm - cách doanh nghiệp thực phẩm ứng phó với lạm phát
Nhiều công ty thực phẩm đã bắt đầu thu hẹp số lượng sản phẩm trong thời kỳ đại dịch và đang tích cực đổi mới bằng cách xóa sổ những sản phẩm ế ẩm để tập trung vào những mặt hàng bán chạy mà họ có thể dễ dàng tăng giá trong bối cảnh lạm phát kéo dài.
Justin Cook, trưởng nhóm nghiên cứu sản phẩm tiêu dùng Mỹ tại công ty kiểm toán Deloitte nhận xét, các công ty quyết định "khai tử" một số dòng sản phẩm kém phổ biến để nhường chỗ cho các "phiên bản mới" của những mặt hàng bán chạy hơn, chẳng hạn như các sản phẩm cỡ nhỏ hơn để bán tại các cửa hàng tiện lợi hoặc phiên bản lớn hơn dành cho các chuỗi bán lẻ hàng hóa với số lượng như Costco. Những khách hàng có túi tiền không rủng rỉnh lắm thường xuyên tìm kiếm các "phiên bản" có mức giá hời hơn này.Các giám đốc điều hành tại Nestle và Unilever cho biết công ty đã tiết kiệm được hàng tỷ USD sau khi loại bỏ những sản phẩm không được nhiều khách hàng ưu thích trong danh mục sản phẩm của mình.
Nestle cho biết việc thu hẹp số lượng mặt hàng đã giúp công ty tiết kiệm được 1 tỷ franc Thụy Sỹ vào năm ngoái (1,06 tỷ USD), trong khi Unilever cho biết biện pháp này giúp chi phí hoạt động giảm 2 tỷ USD.
Giám đốc tài chính Unilever, ông Graeme Pitkethly, cho biết công ty đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong hơn hai năm qua để quản lý danh mục sản phẩm, đồng thời cắt giảm khoảng 20% dòng lượng sản phẩm. Các nhà bán lẻ cũng đang yêu cầu doanh nghiệp sản xuất cung cấp những sản phẩm mới và bán chạy hơn để tăng doanh số bán hàng đang chững lại. Họ cũng khuyến khích doanh nghiệp thực phẩm tinh giản các dòng sản phẩm để giảm hàng tồn kho, giúp các cửa hàng hoạt động hiệu quả hơn và giảm chi phí vận hành và dự trữ. Walmart nói với Reuters rằng họ đang thu thập thêm dữ liệu từ các nhà cung cấp để thúc đẩy các giải pháp sáng tạo hơn nhằm bù đắp chi phí và giảm bớt áp lực tăng giá cho người tiêu dùng. Kelly Pedersen, đối tác của công ty kiểm toán PwC, chỉ ra rằng, lượng hàng dự trữ dự kiến sẽ giảm mạnh trong năm nay, các doanh nghiệp đang chuẩn bị cho kịch bản nhu cầu tiêu dùng suy yếu./.- Từ khóa :
- Mỹ
- Kraft Heinz
- Conagra Brands
- thực phẩm
Tin liên quan
-
Tài chính
Chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ tăng cao nhất trong gần 2 năm qua
13:15' - 25/02/2023
Chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ vào tháng 1 năm nay ghi nhận mức tăng cao nhất trong gần 2 năm qua, trong bối cảnh tiền lương tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ điều chỉnh số liệu tăng trưởng GDP quý IV/2022
08:58' - 25/02/2023
Bộ Thương mại nước này đã công bố số liệu điều chỉnh về mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý IV/2022.
-
Hàng hoá
Mỹ áp thuế 200% đối với nhôm nhập khẩu từ Nga
07:55' - 25/02/2023
Ngày 24/2, Nhà Trắng thông báo từ ngày 10/3 tới, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế nhập khẩu 200% đối với nhôm và các sản phẩm từ nhôm của Nga.
-
Tài chính & Ngân hàng
JPMorgan Chase dự báo lãi suất của Mỹ có thể đạt 6% trong năm nay
07:02' - 25/02/2023
Fed đã tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm lên khoảng 4,25-4,5% vào tháng trước, mức tăng khiêm tốn hơn so với các lần tăng lãi suất trước đó, khi lạm phát có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Các thương hiệu xa xỉ lại bỏ khuyến mãi sâu trên nền tảng thương mại điện tử Tmall
18:02'
Các thương hiệu xa xỉ như Balenciaga, Versace và Valentino đang giảm bớt hoặc loại bỏ các chương trình khuyến mãi sâu trên nền tảng thương mại điện tử Tmall ở Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng nhưng tăng mạnh giá
17:10'
Xuất khẩu hồ tiêu những tháng đầu năm 2025 giảm về lượng nhưng tăng mạnh về giá trị nhờ giá xuất khẩu tăng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục tăng do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt
15:37'
Giá dầu tăng phiên chiều 9/5, tiếp nối mức tăng khoảng 3% của phiên trước, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - có dấu hiệu hạ nhiệt.
-
Hàng hoá
MXV: Giá dầu thô tăng mạnh bất ngờ
10:43'
Toàn thị trường hàng hóa đang trong xu hướng tăng giá nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường năng lượng: giá dầu bật tăng hơn 3%, nông sản, giá đậu tương cũng có nhiều yếu tố tích cực.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng gần 3% nhờ kỳ vọng đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung
07:38'
Giá dầu thế giới tăng mạnh khoảng 3% trong phiên giao dịch ngày 8/5, được hỗ trợ bởi hy vọng về bước tiến mới trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Hàng hoá
“Phụ phẩm vàng” Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc
20:49' - 08/05/2025
Việt Nam ký Nghị định thư xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang Trung Quốc, mở ra cơ hội biến phụ phẩm nông nghiệp thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực có giá trị cao.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhẹ nhờ kỳ vọng vào đàm phán thương mại Mỹ-Trung
16:56' - 08/05/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch chiều 8/5 bởi hy vọng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - có thể đạt được bước đột phá.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu yến thô thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc
15:53' - 08/05/2025
Ngày 8/5, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến từ Việt Nam sang Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh tăng hơn 36%
15:36' - 08/05/2025
Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đạt 444.885 tỷ đồng và tăng 20% so với cùng kỳ.