Xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu, dầu khí và khí
Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2017/NĐ-CP ngày 25/05/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xăng dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, tuy nhiên trước tình hình gian lận thương mại xăng dầu khá phổ biến trong thời gian vừa qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã trình Bộ Công Thương, Chính phủ Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 67/2017/NĐ-CP.
Theo Bộ Công Thương, Dự thảo Nghị định đã được gửi lấy ý kiến Thành viên Chính phủ, Bộ Công Thương đã nhận được 4/27 phiếu ghi ý kiến bổ sung của các thành viên Chính phủ, bao gồm: Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Về cơ bản, Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ và chỉnh lý tại Dự thảo Nghị định, một số ý kiến Bộ Công Thương giải trình xin được bảo lưu.
Đến ngày 14/1/2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp về Dự thảo Nghị định có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan. Ngày 31/1/2020, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 680/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp và làm việc trực tiếp với Bộ Tư pháp, Bộ, cơ quan liên quan để thống nhất 2 nội dung tại Dự thảo Nghị định. Đó là quy định phân định thẩm quyền xử phạt của từng lực lượng đối với từng hành vi vi phạm tại Điều 63.
Liên quan đến nội dung này, ông Kiều Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách – Pháp chế (Tổng cục Quản lý thị trường) - thành viên trong Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định cho biết, theo quan điểm của Bộ Công Thương, căn cứ vào quy định này cùng với quy định về thẩm quyền xử phạt của từng chức danh trong từng lực lượng tại các điều từ Điều 56 đến Điều 62 Dự thảo Nghị định, có thể dễ dàng xác định được thẩm quyền xử phạt của chức danh tương ứng trong từng vụ việc cụ thể.
Đồng thời, đáp ứng được yêu cầu phân định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng lực lượng trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính và bảo đảm tính khoa học, thống nhất, đồng bộ trong các quy định của Dự thảo Nghị định.
Tuy nhiên, góp ý cho Dự thảo Nghị định này, Bộ Tư pháp có ý kiến đề nghị quy định ở mức độ chi tiết hơn nữa việc phân định thẩm quyền tại Điều 63 theo hướng quy định cụ thể thẩm quyền của từng chức danh trong từng lực lượng đối với từng hành vi vi phạm tại các điều, khoản, điểm cụ thể theo quy định tại Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Bộ Công Thương cho biết thêm, hiện tại, Bộ cũng đã xây dựng phương án chỉnh lý Điều 63 Dự thảo Nghị định về phân định thẩm quyền xử phạt của từng chức danh trong từng lực lượng.
Đại diện các Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tổng cục Hải quan, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đều nhất trí với quy định phân định thẩm quyền xử phạt của từng chức danh trong từng lực lượng. Nhưng, các ý kiến vẫn cho rằng, cần bổ sung thêm thẩm quyền xử phạt và rà soát lại các điều khoản; chỉnh lại cho đầy đủ và chính xác.
Theo Dự thảo Nghị định trình Chính phủ, hiện nay bên cạnh quy định liệt kê các loại giấy phép kinh doanh, giấy xác nhận, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh… đang được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước có liên quan.
Ngoài ra, còn quy định thêm “các loại giấy phép, giấy chứng nhận hoặc xác nhận đủ điều kiện kinh doanh khác theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức để thực hiện hoạt động kinh doanh xăng dầu, kinh doanh khí”.
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp có ý kiến, đề nghị làm rõ các loại giấy phép, giấy chứng nhận hoặc xác nhận đủ điều kiện kinh doanh khác theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức để thực hiện hoạt động kinh doanh xăng dầu, kinh doanh khí, là những giấy tờ cụ thể gì để đảm bảo tính cụ thể, minh bạch trong quy định pháp luật.
Đại diện Ban Soạn thảo Dự thảo Nghị định của Bộ Công Thương cho biết sẽ chỉnh lý theo hướng bổ sung thêm các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được quy định tại các văn bản đã hết hiệu lực đối với một số loại hình thương nhân vẫn đang được phép hoạt động trong giai đoạn chuyển tiếp.
Đối với chỉnh lý mô tả một số hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh khí, Bộ Công Thương đã tiến hành rà soát và chỉnh lý mô tả hành vi tại 1 điểm, 2 khoản và bổ sung thêm 1 khoản để phù hợp với Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương sẽ tiếp nhận các ý kiến đóng góp và giao lại Tổ soạn thảo chỉnh sửa lại và dự kiến ngày 29/2 sẽ trình Dự thảo Nghị định lên Thủ tướng.
Nghị định mới này không những được Chính phủ, các bộ, ngành mà cả doanh nghiệp, người dân đặc biệt quan tâm. Bởi đây sẽ là chế tài đủ sức răn đe để hạn chế các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu, dầu khí và khí trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Điều tiết nhịp độ đưa hàng lên biên giới, tránh ách tắc
21:14' - 21/02/2020
Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp theo dõi sát tình hình tại khu vực cửa khẩu biên giới và theo các khuyến cáo của các cơ quan chức năng để chủ động điều tiết nhịp độ đưa hàng lên biên giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc
11:57' - 21/02/2020
Việt Nam rất quan tâm về đa dạng hoá thị trường nhập khẩu và mong muốn Hàn Quốc trở thành đối tác cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào của Việt Nam, đặc biệt với ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ…
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương triển khai giải pháp ứng phó với dịch cho ngành than và ngành dầu khí
08:12' - 21/02/2020
Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc xây dựng kế hoạch, biện pháp ứng phó với tác động của dịch bệnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi hành “Đoàn tàu Thống Nhất” nối liền non sông một dải
22:05' - 29/04/2025
Thời điểm hai đoàn tàu gặp nhau lúc 12 giờ 40 phút ngày 30/4/2025 là khoảnh khách vô cùng đáng nhớ, đúng ngày kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
19:44' - 29/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp sang tham dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia
18:41' - 29/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Hun Sen để trao đổi các biện pháp tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Nhân dân Campuchia.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Chủ tịch nước Cuba
17:52' - 29/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đồng chí Salvador Valdes Mesa, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba đang có chuyến thăm Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về đàm phán thương mại
17:09' - 29/04/2025
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
17:07' - 29/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao sang dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe hơn 4 km dự án cải tạo hạ tầng kênh Tham Lương - Bến Cát
14:51' - 29/04/2025
Sáng 29/4, TP. Hồ Chí Minh đã thông xe kỹ thuật dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên, qua đó phấn đấu hoàn thành toàn dự án vào cuối năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Đóng điện kỹ thuật nhiều công trình trạm biến áp và đường dây 110kV tại Bến Tre
14:51' - 29/04/2025
Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 29/4, Tổng Công ty Điện lực miền Nam tổ chức lễ đóng điện kỹ thuật nhiều công trình trạm biến áp và đường dây 110kV tại Bến Tre.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách FDI của Thành phố Hồ Chí Minh: “Đất lành” cho “đại bàng” cất cánh
12:31' - 29/04/2025
Bối cảnh mới đang đặt ra những thách thức xen lẫn với cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là mảnh “đất lành” hấp dẫn cho nhiều “đại bàng” cất cánh.