Xử lý phát sinh trong thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lê Quang Trung khẳng định, tỉnh sẽ phối hợp chặt với Bộ Giao thông vận tải, các Ban quản lý dự án và Bộ ngành liên quan để sớm giải quyết những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, thống nhất phương án xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tế để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Tỉnh Vĩnh Long có hai dự án thành phần của dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông đi qua địa bàn là dự án đầu tư xây dựng công trình Đường cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ và dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu. Xác định đây là dự án trọng điểm quốc gia, sau khi hoàn thành sẽ là tiền đề vững chắc để giúp cho Vĩnh Long nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư, đảm bảo quốc phòng an ninh, nhất là việc đi lại của người dân trong khu vực, do đó tỉnh đang quyết tâm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các công trình này. Dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu, nhằm mục đích kết nối hai tuyến đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận và Mỹ Thuận-Cần Thơ để hoàn thiện tuyến cao tốc từ Tp. Hồ Chí Minh đi Cần Thơ theo quy hoạch. Từ đó, tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, kết nối các đường trục chính đã và đang được đầu tư xây dựng tại khu vực Tây Nam Bộ. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến 6,61 km, điểm đầu dự án tại Km101+126, khớp nối với dự án đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận tại nút giao An Thái Trung thuộc địa phận huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và điểm cuối tại Km107+740, khớp nối với dự án đường cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ tại nút giao Quốc lộ 80 thuộc địa phận thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Để thực hiện dự án này, tỉnh Vĩnh Long phải thu hồi 48.844,6m2 đất, với 108 hộ và 4 tổ chức bị ảnh hưởng, tổng giá trị bồi thường là 86 tỷ đồng.Phó Chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Long Nguyễn Quốc Duy cho biết, tuy cũng gặp một số khó khăn nhất định trong việc di dời công trình hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng giải phóng mặt bằng, đến thời điểm này công tác giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng đã diễn ra thuận lợi, đảm bảo việc bàn giao mặt bằng và tiến độ thi công các gói thầu của dự án đầu tư xây dựng Cầu Mỹ Thuận 2.
Địa phương cũng đã thực hiện chi trả cho 112/112 hộ và 100% các hộ dân đã bàn giao mặt bằng.
Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình Đường cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ, đoạn qua tỉnh Vĩnh Long có chiều dài khoảng 12,5 km, đi qua 4 địa phương là thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh, huyện Long Hồ, huyện Bình Tân. Tỉnh có 1.037 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án với diện tích đất giải phóng mặt bằng của dự án là 111,87 ha. Hiện, tỉnh đã tiến hành chi trả bồi thường cho 843/963 hộ, đạt 87,54%; số tiền đã chi trả trên 805 tỷ đồng, đạt 90,36%.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lê Quang Trung cho biết, việc giải phóng mặt bằng tỉnh Vĩnh Long thực hiện trong thời gian qua có chậm hơn so với tiến độ do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên đến nay, tỉnh cũng đã cơ bản bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công để thực hiện theo kịp tiến độ.
Đối với một số hạng mục di dời các hạ tầng kỹ thuật với tổng kinh phí dự kiến là 55 tỷ đồng; trong đó bao gồm di dời đường dây Trung, hạ thế 32,4 tỷ đồng; di dời đường dây 110KV là 10,6 tỷ đồng; di dời hệ thống chiếu sáng công cộng 1,8 tỷ đồng; di dời hệ thống cấp nước 10,2 tỷ đồng... hiện đã di dời được khoảng 50% khối lượng. Theo ông Lê Quang Trung, tỉnh Vĩnh Long xác định, đây là một trong những vướng mắc của công tác giải phóng mặt bằng do có nhiều hạng mục hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng bởi công trình.Do đó, thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt trong công tác di dời, yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung hỗ trợ đơn vị thi công di dời trước các hạ tầng kỹ thuật để ưu tiên thực hiện công trình. Đồng thời, thực hiện các thủ tục tiếp theo có liên quan theo đúng quy định pháp luật.
Mặc dù tỉnh Vĩnh Long đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tập trung thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án, nhưng công tác này ở nhiều địa phương vẫn còn chậm so với tiến độ.Lý giải nguyên nhân này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Long Nguyễn Quốc Duy cho biết, để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Đường cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ, tháng 12/2020, thành phố đã thực hiện xong công tác niêm yết dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Tuy nhiên, do Ban quản lý dự án Mỹ Thuận có thay đổi phạm vi thu hồi với địa bàn phường Tân Hòa, nên tỉnh phải phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải để thống nhất phương án xử lý.Đến đầu tháng 3/2021, tỉnh mới có thông báo kết luận giữ nguyên phạm vi thu hồi đã được kiểm đếm và lập phương án bồi thường, từ đó mất nhiều thời gian hơn so với kế hoạch.
Ngoài ra, thành phố Vĩnh Long vẫn còn 50 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án với nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là còn khiếu nại giá bồi thường, đất có tranh chấp, đất vướng thủ tục thừa kế…Mặt khác, hạng mục xây dựng khu tái định cư phục vụ cho dự án hiện đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng nên chưa giao nền cho các hộ đủ điều kiện.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lê Quang Trung, năm 2021, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đã phân khai vốn giải phóng mặt bằng là 635 tỷ đồng. Hiện các địa phương đã giải ngân được 376 tỷ đồng, đạt 59,2%. Để đẩy nhanh việc bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ thi công xây dựng dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa phận, UBND tỉnh Vĩnh Long đã yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương có đường cao tốc đi qua thực hiện quyết liệt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, nhanh chóng triển khai thực hiện xây dựng khu tái định cư để giao nền tái định cư cho các hộ đủ điều kiện; thành lập các tổ công tác tập trung giải quyết các trường hợp khiếu nại, kiến nghị của người dân để giải quyết dứt điểm theo thẩm quyền, theo quy định pháp luật. Cùng với đó, các các sở, ban, ngành và địa phương tập trung tuyên truyền vận động, thuyết phục để người dân hiểu đúng chủ trương, đây là công trình trọng điểm Quốc gia, phải hoàn tất mọi thủ tục bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai thi công nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc di dời bàn giao mặt bằng. Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ có điểm đầu tại Km107+363,08 thuộc địa phận phường Tân Hòa, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Điểm cuối tại Km130+337 (nút giao Chà Và, kết nối QL1 hiện hữu), thuộc địa phận xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Chiều dài tuyến khoảng 23 km. Dự án được xây dựng với quy mô tuyến chính đạt tiêu chuẩn đường cao tốc vận tốc thiết kế 100km/h để phù hợp với giai đoạn xây dựng hoàn chỉnh đường cao tốc 6 làn xe. Giai đoạn 1 phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe. Vận tốc thiết kế 80 km/h. Tổng mức đầu tư dự án là 4.826 tỷ đồng./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Vì sao chưa ký hợp đồng PPP dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo?
16:32' - 25/06/2021
Việc hợp đồng chưa được ký kết dẫn đến triển khai dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo không đảm bảo kế hoạch đề ra, kéo theo chậm tiến độ tổng thể dự án cao tốc Bắc – Nam không hoàn thành vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ những “điểm nghẽn” thi công cao tốc Bắc - Nam
11:22' - 11/06/2021
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh Bình Thuận là một trong những dự án trọng điểm quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát
21:01' - 18/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 117/CĐ-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội nào cho xuất khẩu sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu?
18:02' - 18/11/2024
Sau 4 năm EVFTA có hiệu lực (từ 8/2020), Liên minh châu Âu (EU) hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu 4 năm ước tính đạt hơn 200 tỷ USD, tăng trưởng từ 12-15%.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh đơn phương chấm dứt hợp đồng BOT tuyến nối đường Võ Văn Kiệt
15:14' - 18/11/2024
Dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương (giai đoạn 1) thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh năm 2024
14:19' - 18/11/2024
Ngày 18/11, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh ITPC tổ chức Hội nghị triển đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long
14:12' - 18/11/2024
Sáng 18/11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Đức Tuy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum
11:24' - 18/11/2024
Ban Bí thư quyết định chuẩn y ông Nguyễn Đức Tuy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Trắc trở dự án chống ngập 10.000 tỷ
08:56' - 18/11/2024
Dự án Giải quyết ngập do triều cường khu vực Tp. Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư xác định ban đầu gần 10.000 tỷ đồng, được khởi công từ tháng 6/2016 nhưng đến nay vẫn chưa thể đưa vào vận hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ "điểm nghẽn" thể chế, chống lãng phí
08:05' - 18/11/2024
Các đại biểu quốc hội đã chia sẻ về giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, khơi dậy nguồn lực, chống lãng phí…, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống lãng phí: Nhiệm vụ mới cấp bách
08:00' - 18/11/2024
Thông qua bài viết “Chống lãng phí”, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.