Xử nghiêm cá nhân, đơn vị không tuân thủ quy định phòng, chống COVID-19 tại nơi làm việc
Ngày 10/5, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID -19 đã có văn bản hỏa tốc số 3836/CV-BCĐ gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp.
Chưa nghiêm túc thực hiện phòng, chống dịch tại nơi làm việc Công văn nêu rõ, ngày 23/2/2021, Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã có văn bản số 1096/BYT-MT về việc tăng cường phòng, chống dịch trong tình hình mới tại nơi làm việc.Tuy nhiên công tác này tại nơi làm việc và tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nhiều tỉnh, thành phố chưa được thực hiện nghiêm túc theo đúng hướng dẫn của Ban Chỉ đạo.
Nhiều tỉnh, thành phố còn chưa xây dựng kế hoạch và phương án cách ly phòng, chống dịch COVID- 19 khi có trường hợp dương tính với COVID-19 xảy ra tại khu công nghiệp; chưa thực hiện cập nhật dữ liệu bản đồ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Việc tập huấn, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc và thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh còn hạn chế (chỉ thực hiện được cho 5-10% số cơ sở sản xuất kinh doanh). Ban Chỉ đạo nêu rõ, hiện nay tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp ở Việt Nam với biến chủng mới, có mức độ lây nhiễm cao, lây lan nhanh trong cộng đồng. Tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, đặc biệt đã có nhiều trường hợp mắc COVID-19 được phát hiện tại khu công nghiệp như tại Hải Dương, Bắc Giang. Toàn bộ người lao động làm việc cùng phân xưởng với F0 đều coi là F1 Để tăng cường đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nội dung: Đối với các tỉnh, thành phố đã có trường hợp mắc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, cần tiếp tục khẩn trương truy vết xác định các trường hợp F1, F2 tại cơ sở sản xuất kinh doanh thông qua quản lý ca làm việc, camera tại các vị trí công cộng, căng tin, nơi nghỉ giữa ca... để thực hiện cách ly, xét nghiệm kịp thời. Toàn bộ người lao động làm việc cùng phân xưởng với F0 đều coi là F1. Bộ Y tế cũng đề nghị khẩn trương phát hiện, lập danh sách và thông báo ngay cho các tỉnh, thành phố về những người lao động có liên quan ở các tỉnh, thành phố khác để kịp thời cách ly, truy vết, khoanh vùng. UBND cấp tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát và đôn đốc các cơ sở lao động trên địa bản quản lý nghiêm túc thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành "Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động". Các địa phương xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại khu công nghiệp trên địa bàn; xây dựng phương án cách ly xử trí khi có trường hợp mắc COVID- 19 trong khu công nghiệp và tổ chức diễn tập các phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại khu công nghiệp.Quản lý, kiểm soát chặt thông tin người lao động ngoại tỉnh làm việc tại các khu công nghiệp để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Các địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp; cập nhật dữ liệu bản đồ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch cho các cơ sở sản xuất kinh doanh được đánh giá có nguy cơ lây nhiễm trung bình và nguy cơ lây nhiễm cao.
Thực hiện phân cấp quản lý giám sát phòng, chống COVID-19 cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện nơi có các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động. Các địa phương tổ chức hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp về việc phân luồng cách ly y tế, thiết lập phòng cách ly y tế tạm thời khi có trường hợp nghi ngờ COVID-19.Hướng dẫn cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng các chể phẩm sát khuẩn tay nhanh, chế phẩm sát khuẩn bề mặt đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.
Bên cạnh tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác tổ chức phân luồng y tế của các cơ sở khám chữa bệnh phục vụ cho người lao động tại các khu công nghiệp, cần yêu cầu người sử dụng lao động ký cam kết thực hiện đầy đủ các quy định phòng, chống dịch COVID-19, chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị. Các địa phương xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị không tuân thủ các quy định phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Đặc cách xét tốt nghiệp THPT cho thí sinh mắc COVID-19 không thể dự thi
11:10' - 10/05/2021
Đối với thí sinh là bệnh nhân mắc COVID-19 phải điều trị, không thể dự thi thì căn cứ theo Quy chế hiện hành, các em sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp Trung học Phổ thông.
-
Ô tô xe máy
Bất chấp dịch COVID-19, doanh số bán xe máy của Honda Việt Nam tăng hơn 27%
11:09' - 10/05/2021
Sáng 10/5, Công ty Honda Việt Nam (HVN) cho biết, trong tháng 4/2021 doanh số bán lẻ mảng xe máy của liên doanh này tăng 27,4%, trong khi doanh số bán ô tô lại giảm 22,4% so với tháng trước.
-
Kinh tế tổng hợp
Sáng 10/5, ghi nhận thêm 78 ca mắc COVID-19 trong nước, riêng Bắc Ninh 27 ca
07:41' - 10/05/2021
Tính từ 18 giờ ngày 9/5 đến 6 giờ ngày 10/5, Việt Nam có thêm 80 ca mắc COVID-19, trong đó có hai ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 78 ca được ghi nhận trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
21:15'
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42'
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27'
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25'
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24'
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09'
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07'
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội cho phép khai thác đất nông nghiệp bãi sông làm nông nghiệp kết hợp du lịch
17:52'
Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi tuyến sông có đê, mở lối phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạc Đạo (Hưng Yên): khuyến kích phát triển công nghiệp xanh, sạch
17:29'
Để giải quyết tồn đọng trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn, xã Lạc Đạo tỉnh Hưng Yên kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không hiệu quả.