Xu thế trỗi dậy của thị trường mới nổi bị cản trở
Diễn biến này đã nhận được sự quan tâm rộng rãi trong những năm gần đây. Tuy nhiên, xu hướng này đã và đang bị cản trở nghiêm trọng do những áp lực kép.
Tình hình chung hiện nay là lợi thế tăng trưởng đang dần mất đi, tiến trình trỗi dậy đang chậm lại đáng kể từ khi thế giới bước vào thế kỷ mới. Sự trỗi dậy nhanh chóng của một loạt thị trường mới nổi và đang phát triển chủ yếu được thể hiện ở tỷ trọng và địa vị của các nước này đã tăng vọt trong kinh tế toàn cầu. Nếu tính theo sức mua tương đương, các thị trường mới nổi và đang phát triển chiếm 43,3% tỷ trọng kinh tế toàn cầu trong năm 2000, trước khi tăng lên mức 50,1% vào năm 2007, lần đầu tiên vượt qua các nước phát triển. Đến năm 2020, tỷ lệ này tăng lên 57,6%. Tính theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ trọng này là 21% năm 2000 và nâng lên 40,5% vào năm 2020.Nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy sự nhảy vọt này là các thị trường mới nổi và đang phát triển đã duy trì lợi thế tăng trưởng đáng kể so với mức trung bình của thế giới, đặc biệt là so với các nền kinh tế phát triển. Trong 20 năm này, quy mô kinh tế toàn cầu tính theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa chỉ tăng 1,5 lần, trong đó quy mô kinh tế của các nước phát triển tăng 0,9 lần, các thị trường mới nổi và đang phát triển tăng 3,8 lần. Điều này đồng nghĩa với việc tốc độ tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi và đang phát triển lần lượt cao gấp 2,5 và 4,2 lần so với tốc độ bình quân thế giới và các nước phát triển trong giai đoạn 20 năm này.Tuy nhiên, xét từ xu hướng thay đổi trong 20 năm, lợi thế tăng trưởng của các thị trường mới nổi và đang phát triển so với bình quân toàn cầu và các nước phát triển lại đang thể hiện xu hướng thu hẹp đáng kể, và dường như hoàn toàn mất đi trong những năm gần đây.Chẳng hạn, trong 10 năm từ 2003-2013, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước có thị trường mới nổi và đang phát triển luôn cao hơn các nước phát triển 4 điểm phần trăm, nhiều nhất là 6,1 điểm phần trăm và trung bình là 4,9 điểm phần trăm.
Tuy nhiên, sau đó lợi thế tăng trưởng này bắt đầu thu hẹp dần, năm 2013 rớt xuống dưới ngưỡng 4 điểm phần trăm còn 3,6 điểm phần trăm, năm 2014 mất mốc 3 điểm phần trăm còn 2,7 điểm phần trăm, năm 2021 tiếp tục xuyên thủng ngưỡng 2 điểm phần trăm còn 1,6%, năm 2022 dự kiến giảm xuống dưới mức 1 điểm phần trăm còn 0,5 điểm phần trăm. Hệ quả trực tiếp là tốc độ gia tăng tỷ trọng của các thị trường mới nổi và đang phát triển trong nền kinh tế toàn cầu dần chậm lại, khiến tiến trình trỗi dậy chậm lại đáng kể. Nếu tính theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa, giai đoạn 2005-2010 tỷ trọng này tăng 10,7 điểm phần trăm từ 23,9% lên 34,6%; giai đoạn 2010-2015, mức tăng giảm xuống còn 4,9 điểm phần trăm, từ 34,6% tăng lên 39,5%; giai đoạn 2015-2020 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 1 điểm phần trăm, từ 39,5% tăng nhẹ lên 40,5%, thể hiện rõ xu thế đình trệ. Nguyên nhân dẫn tới diễn biến này là do quá trình quản trị thâm hụt khó xử lý, với áp lực chuyển đổi khó giải quyết hơn. Sự trỗi dậy nhanh chóng của các thị trường mới nổi và đang phát triển trước hết được hưởng lợi từ việc tích cực sử dụng vốn, công nghệ và thị trường nước ngoài, đặc biệt là của các nước phát triển từ quá trình toàn cầu hóa, kết hợp hiệu quả cao với lợi thế nguồn nhân lực trong nước, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, cung cấp cơ hội mang tính toàn cầu chưa từng có. Tuy nhiên những năm gần đây, toàn cầu hóa kinh tế ngày càng gặp phải khó khăn nghiêm trọng về quản trị thâm hụt, dẫn đến làn sóng chống toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế chậm lại, đầu tư quốc tế biến động, đặc biệt các nước phát triển do Mỹ dẫn đầu ngày càng có khuynh hướng đưa sản xuất quay trở lại trong nước, rút vốn, bảo hộ công nghệ và thương mại, điều này khiến môi trường bên ngoài xấu đi đối với sự trỗi dậy của các nước thị trường mới nổi. Hiện có quan điểm rằng thế giới hiện nay đang đối diện với nguy cơ “chia rẽ toàn cầu”. Bên cạnh đó, kinh tế toàn cầu đang đối diện với áp lực lớn từ quá trình chuyển đổi xanh và động lực mạnh mẽ của chuyển đổi số. Đối với phần lớn các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, trước sức ép trầm trọng của việc phải chuyển đổi, lợi thế của việc phát triển sau đang dần mất đi, trong khi nhược điểm lại bộc lộ rõ nét, ngày càng trở thành chướng ngại lớn để các nước tiếp tục duy trì ưu thế tăng trưởng.Trong khi đó, sự khác biệt trong cách phòng chống dịch bệnh đã cản trở sự phục hồi. Đến nay, “thảm họa dịch bệnh thế kỷ” vẫn đang hoành hành khắp thế giới và giáng một đòn nặng nề vào xu hướng trỗi dậy của các nước mới nổi và đang phát triển.
Đặc biệt khoảng cách về phòng chống dịch bệnh giữa nhóm các nước đang phát triển tương đối lạc hậu, nghèo khó với các nước phát triển đang trở thành rào cản chính đối với quá trình phục hồi kinh tế. Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lợi thế tăng trưởng kinh tế của các nước mới nổi và đang phát triển so với các nước phát triển trong năm 2022 sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong thế kỷ này, chỉ còn 0,5 điểm phần trăm. Vấn đề nghiêm trọng hơn là đối diện với sức ép lạm phát ngày càng nghiêm trọng, Mỹ và các nước châu Âu phải điều chỉnh mạnh chính sách kinh tế, liên tục tăng lãi suất và thu hẹp quy mô thu mua tài sản đã trở thành xu hướng chủ đạo. Chẳng hạn, sau khi tăng lãi suất 25 điểm cơ bản (0,25 điểm phần trăm) trong tháng Ba, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng 50 điểm cơ bản (0,5 điểm phần trăm) trong tháng Tư, ghi nhận biên độ tăng lớn nhất trong thế kỷ này. Việc phương Tây điều chỉnh gấp chính sách kinh tế vĩ mô chắc chắn sẽ đẩy nhanh làn sóng tháo chạy dòng vốn quốc tế, làm gia tăng tốc độ mất giá của các đồng nội tệ, làm trầm trọng áp lực lạm phát nhập khẩu và gánh nặng nợ, gây ra cú sốc mạnh đối với các các nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển, làm tổn hại nghiêm trọng xu thế trỗi dậy của các nước này.Hiện nay, sức ép lạm phát của một số nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển nghiêm trọng hơn so với các nước phương Tây. Chẳng hạn, giá tiêu dùng tháng 3/2022 của Nga và Brazil lần lượt tăng 16,7% và 11,3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức 8,5% và 7,5% của Mỹ và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone)./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Anh khó tránh vị trí đứng đầu về lạm phát tại G7
09:00' - 12/06/2022
Các nhà phân tích kinh tế nhận định sự kết hợp của các yếu tố lạm phát ở châu Âu và Bắc Mỹ khiến Anh không tránh khỏi vị trí đứng đầu về lạm phát trong nhóm G7.
-
Ý kiến và Bình luận
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022
21:35' - 07/06/2022
Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 thêm 1,2 điểm phần trăm, xuống còn 2,9%, đồng thời cảnh báo nguy cơ nhiều nước có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia thu hút các “du mục kỹ thuật số” bằng chính sách visa
07:29' - 07/06/2022
Nhằm thu hút du khách quốc tế quay lại Bali và các điểm đến khác tại “quốc gia vạn đảo”, Indonesia có kế hoạch cấp thị thực 5 năm đặc biệt cho người làm việc từ xa, khách du lịch công tác và giải trí.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng trung ương ngày càng quan tâm tới tiền kỹ thuật số
14:44' - 03/06/2022
Tác động từ tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC) với chính sách tiền tệ chỉ là một phần trong quan tâm của các tổ chức như Fed về cách các công nghệ mới nổi sẽ thay đổi hệ thống tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố kế hoạch hành động vì an ninh nước toàn cầu
10:17' - 02/06/2022
Ngày 1/6, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã công bố Kế hoạch hành động vì an ninh nước toàn cầu, trong đó đề ra cách tiếp cận đổi mới nhằm đẩy mạnh đảm bảo an ninh nguồn nước ở Mỹ và thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30'
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30'
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.
-
Phân tích - Dự báo
IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu
21:54' - 22/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025, viện dẫn chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai của đồng bạc xanh
06:30' - 22/04/2025
Tờ Economist đăng bài viết nhận định về nguy cơ đồng USD suy yếu sau nhiều thập kỷ, với nội dung chính như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Các Big Tech trước sóng gió pháp lý
05:30' - 22/04/2025
Nền tảng tìm kiếm trực tuyến Google vừa phải hứng chịu một thất bại pháp lý quan trọng tại Mỹ, liên quan tới vụ kiện chống độc quyền trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.