"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
Theo tạp chí The Conversation (Australia), trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang, một điểm ngoại lệ nổi bật đã được ghi nhận: 31 loại khoáng sản thiết yếu, bao gồm cả các nguyên tố đất hiếm, đã được Nhà Trắng loại trừ khỏi các gói áp thuế quan một cách có tính toán.
Đây là sự thừa nhận ngầm về mức độ phụ thuộc sâu sắc của Mỹ vào Trung Quốc trong việc cung cấp những nguyên liệu quan trọng cho năng lực cạnh tranh công nghệ, quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và cả an ninh quốc gia.Phản ứng của Bắc Kinh diễn ra nhanh chóng và có tính toán. Bộ Thương mại Trung Quốc công bố mở rộng kiểm soát xuất khẩu và thay đổi nguyên tắc định giá đối với các loại khoáng sản quan trọng. Động thái này phản ánh nỗ lực lâu dài của Trung Quốc nhằm chuyển định giá đất hiếm từ cơ chế cung - cầu thị trường sang dựa trên giá trị chiến lược của chúng.Tác động diễn ra ngay lập tức. Xuất khẩu đất hiếm từ Trung Quốc gần như bị đình trệ, khi các nhà xuất khẩu chờ đợi được cấp phép theo một cơ chế cấp phép mới với quy trình phức tạp.Thông báo này đã dẫn đến việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành một sắc lệnh hành pháp mới, chỉ đạo rà soát các rủi ro an ninh quốc gia phát sinh từ việc Mỹ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu khoáng sản thiết yếu và đã qua chế biến.Khi chuỗi cung ứng toàn cầu chao đảo vì những gián đoạn này, Australia đang ở vào vị thế chiến lược đặc biệt. Là đồng minh đáng tin cậy của Mỹ, Australia sở hữu nguồn tài nguyên, các đối tác và vốn chính trị có thể lấp đầy vào khoảng trống vừa được tạo ra. Nhưng liệu quốc gia châu Đại dương có tận dụng được cơ hội này – hay sẽ phải đối mặt với những điều kiện ràng buộc?
Chiến lược mới của Trung QuốcĐợt siết quy định mới nhất của Trung Quốc tập trung vào 7 nguyên tố đất hiếm, như dysprosium và terbium, đóng vai trò then chốt trong sản xuất xe điện, tua-bin gió, máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa.Dù chưa áp đặt lệnh cấm xuất khẩu hoàn toàn, chính sách hiện tại của Bắc Kinh đã tạo ra một “nút thắt cổ chai”. Trung Quốc đang tận dụng quyền kiểm soát gần như tuyệt đối đối với ngành tinh luyện đất hiếm toàn cầu (khoảng 90%) và độc quyền xử lý đất hiếm nặng (98%).Ở trong nước, ngành công nghiệp đất hiếm của Trung Quốc bị chi phối bởi hai tập đoàn quốc doanh lớn, nắm gần như toàn bộ hạn ngạch khai thác quốc gia.
Những biện pháp này đã phơi bày điểm yếu của chuỗi cung ứng phương Tây. Mỹ hiện chỉ có một mỏ đất hiếm đang hoạt động là Mountain Pass tại bang California và năng lực tinh luyện trong nước gần như không đáng kể. Một cơ sở chế biến mới tại bang Texas do công ty Australia Lynas sở hữu đang được xây dựng, nhưng phải mất nhiều năm mới có thể hình thành chuỗi cung ứng tự chủ.Châu Âu cũng đối mặt với thách thức tương tự. Dù đất hiếm đóng vai trò sống còn đối với quá trình chuyển đổi xanh của Liên minh châu Âu (EU), nhưng sản lượng khai thác trong khối vẫn hạn chế. Những nỗ lực đa dạng hóa thông qua các đối tác như Australia và Canada cho thấy tiềm năng, tuy nhiên vẫn bị cản trở bởi chi phí sản xuất cao và sự phụ thuộc tiếp tục vào công nghệ Trung Quốc.Trung Quốc cũng đang nỗ lực định nghĩa lại cách thức định giá đất hiếm. Một đề xuất đang được xem xét là gắn giá trị của những nguyên tố chủ chốt như dysprosium với giá vàng, nhằm nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị. Một đề xuất khác là giao dịch đất hiếm bằng đồng nhân dân tệ thay vì đồng USD, nhằm thúc đẩy mục tiêu lớn hơn của Bắc Kinh trong việc quốc tế hóa đồng tiền của mình.Đối với Trung Quốc, đây không chỉ là vấn đề kinh tế. Đây là chính sách tài nguyên quốc gia có chủ đích, có thể so sánh với cách Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) điều hành thị trường dầu mỏ, nhằm liên kết giá cả với tầm quan trọng chiến lược của khoáng sản thiết yếu.Cơ hội cho AustraliaNhiều nhà đầu tư đang theo dõi sát sao hoạt động của các nhà sản xuất tại Australia. Những mỏ khoáng sản chiến lược như Mt Weld ở bang Tây Australia đang thu hút sự quan tâm trở lại từ Nhật Bản, châu Âu và Mỹ.Theo giới quan sát, Australia có lợi thế hơn Mỹ trong việc phát triển chuỗi cung ứng an toàn, nhờ vào tiềm năng địa chất phong phú và môi trường pháp lý minh bạch.Để nắm bắt cơ hội này, Chính phủ Australia bắt đầu hành động. Dưới sáng kiến “Tương lai sản xuất tại Australia”, chính phủ liên bang đang xem xét nhiều biện pháp như dự trữ chiến lược, ưu đãi thuế sản xuất và tăng cường hỗ trợ chế biến trong nước. Tập đoàn Iluka Resources đã huy động được 1,65 tỷ AUD (1,05 tỷ USD) để xây dựng một nhà máy tinh luyện đất hiếm, dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2026.Những dự án mới nổi như Browns Range và nhà máy tinh luyện của Lynas tại Malaysia hiện đã đóng vai trò như những mắt xích thay thế trong mạng lưới chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu.Tuy nhiên, vẫn tồn tại những rào cản mang tính cấu trúc. Các đồng minh phương Tây, bao gồm cả Australia, vẫn thiếu công nghệ xử lý chủ chốt và phải đối mặt với chi phí tuân thủ môi trường tiềm tàng rất cao. Nhà máy của Lynas tại Texas đã bị chậm tiến độ do quy trình phê duyệt môi trường.Cân bằng trong thế trận ngoại giaoCăng thẳng địa chính trị khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn. Australia đang giữ vai trò kép, vừa là nhà cung cấp thượng nguồn lớn cho Trung Quốc, vừa là đồng minh chiến lược của Mỹ, và điều này buộc Australia phải “đi trên sợi dây ngoại giao mỏng manh".Nếu ngả quá nhiều về phía Mỹ, Australia có thể hứng chịu các biện pháp trả đũa từ Trung Quốc. Nhưng nếu tỏ ra quá gần gũi với Trung Quốc, nước này có thể phải đối mặt với sự nghi ngại từ Washington.Mối lo ngại về quyền sở hữu cũng đang gia tăng. Chính phủ Australia đã chặn hoặc buộc các công ty Trung Quốc phải thoái vốn khỏi các liên doanh đất hiếm và lithium tại Australia, bao gồm Northern Minerals.Biến động thị trường càng khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Giá khoáng sản hiện được đẩy lên cao hơn bởi rủi ro địa chính trị, nhưng vẫn dao động thất thường. Thêm vào đó, khả năng Trung Quốc phá giá có thể làm suy giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Australia.Cơ hội chiến lược, nhưng đi kèm điều kiệnAustralia đang đứng ở điểm giao chiến lược hiếm hoi. Nước này vừa hưởng lợi từ sự rút lui của Trung Quốc, vừa có thể bị tác động trực tiếp bởi cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc.Trong một thế giới nơi tài nguyên đồng nghĩa với ảnh hưởng, câu hỏi đặt ra cho Australia không chỉ là có sở hữu khoáng sản hay không, mà là có chiến lược phù hợp hay chưa.Nếu Chính phủ Australia có thể tận dụng thời cơ này – đa dạng hóa quan hệ đối tác, đầu tư vào năng lực nội địa và điều hướng mối quan hệ với các đồng minh, cũng như đối thủ một cách khôn ngoan – thì Australia có thể trở thành quốc gia dẫn đầu trong một hệ sinh thái khoáng sản thiết yếu đa dạng hơn.Trong kỷ nguyên địa chính trị khoáng sản, chỉ sở hữu tài nguyên là chưa đủ. Thử thách thực sự nằm ở tầm nhìn chiến lược và ý chí hành động.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc rung hồi chuông cảnh báo về stablecoin
06:30'
Stablecoin đã nhận được sự chú ý và giám sát chặt chẽ hơn trong những tuần gần đây sau sự sụp đổ của một nền tảng quản lý tài sản kỹ thuật số với hơn 2 triệu thành viên.
-
Phân tích - Dự báo
Tái định hình tài chính quốc tế: Cơ hội của vàng
05:30'
Rủi ro địa chính trị cùng với bất ổn kinh tế gia tăng và chính sách thương mại biến động của Mỹ đang thúc đẩy các ngân hàng trung ương mua vàng.
-
Phân tích - Dự báo
Bài toán nickel trong giấc mơ xe điện của Ấn Độ
06:30' - 18/07/2025
Cam kết của Ấn Độ về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và phát triển bền vững phần lớn phụ thuộc vào khả năng thúc đẩy nhanh sự thâm nhập của xe điện.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc: Những điểm sáng và thách thức tiềm ẩn
05:30' - 18/07/2025
Mặc dù có những điểm sáng, nhu cầu nội địa yếu kém vẫn là một gánh nặng lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Hợp tác khoáng sản chiến lược định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30' - 17/07/2025
Theo Tạp chí The Strategist (Australia), Ấn Độ và Australia đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản thiết yếu, một động thái chiến lược nhằm củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế: Một công đôi việc
05:30' - 17/07/2025
Từ ngày 1/7, Malaysia đã triển khai Thuế Bán hàng và Dịch vụ (SST) được sửa đổi và mở rộng theo khuôn khổ kinh tế Madani.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài cuối: EU có hấp thụ được gánh nặng tỷ giá?
06:30' - 16/07/2025
Đồng euro mạnh lên đang làm trầm trọng thêm tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài 1: Niềm tin của thị trường đặt cược vào châu Âu
05:30' - 16/07/2025
Đồng euro hiện là lựa chọn thay thế gần nhất với đồng USD để trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2025
15:12' - 15/07/2025
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong quý II/2025, vượt nhẹ so với mức dự báo 5,1% theo khảo sát của Reuters và trên ngưỡng mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.