Xử vụ Hà Văn Thắm: Tranh luận xác định người đại diện phần vốn góp của PVN tại OceanBank
Sáng 23/9, ngày thứ 20 diễn ra phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và các đồng phạm trong vụ án sai phạm xảy ra tại OceanBank. Luật sư bào chữa cho các bị cáo tiếp tục tham gia đối đáp với Viện kiểm sát và đưa ra nhiều luận cứ nhằm gỡ tội cho thân chủ của mình.
Trong đó, luật sư của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Tổng Giám đốc OceanBank) cho rằng bị cáo Sơn không đại diện cho phần vốn góp của Tập đoàn Dầu khí (PVN) tại OceanBank.
Nguyễn Xuân Sơn là người đại diện phần vốn góp của PVN tại OceanBank
Trong phần luận tội bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, Viện kiểm sát đã xác định Nguyễn Xuân Sơn là người đại diện phần vốn góp của PVN tại OceanBank.
Là một cán bộ của PVN, trong quá trình được cử sang OceanBank đại diện cho phần vốn góp của PVN, giữ chức Tổng Giám đốc OceanBank và sau khi được chuyển về giữ chức Phó Tổng Giám đốc PVN, dù trực tiếp hay gián tiếp, bị cáo luôn là người có trách nhiệm quản lý nguồn vốn góp của PVN tại OceanBank.
Xuất phát từ động cơ tư lợi cá nhân, bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình cũng như vị thế, ảnh hưởng lớn của PVN với tư cách là cổ đông chiến lược của OceanBank để chi phối, yêu sách, áp đặt và chỉ đạo bị cáo Hà Văn Thắm thực hiện việc thu phí, chi lãi suất ngoài trái pháp luật nhằm mục đích trục lợi, qua đó bị cáo đã nhận và chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn, sử dụng số tiền chiếm đoạt được vào mục đích cá nhân và chia chác 1 phần cho các mối quan hệ thân hữu.
Đối đáp lại quan điểm này, các luật sư bào chữa cho Nguyễn Xuân Sơn đều cho rằng bị cáo Sơn không phải là người đại diện phần vốn góp của PVN tại OceanBank.Luật sư Minh Phương đã đưa ra một số căn cứ để chứng minh như: Hội đồng quản trị Tập đoàn PVN có quyền quyết định bổ nhiệm/giới thiệu để bầu cán bộ làm người đại diện của Tập đoàn vào các chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng ban, thành viên Ban Kiểm soát tại các Công ty cổ phần.
Tuy nhiên công văn của PVN giới thiệu Nguyễn Xuân Sơn lại là ứng cử chức Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank. Như vậy công văn này đã sai thẩm quyền, nên không có giá trị pháp lý.
Ngoài ra, khi giới thiệu Nguyễn Xuân Sơn là người đại diện cho phần góp vốn của PVN tại OceanBank, PVN có đề nghị OceanBank tiến hành các thủ tục liên quan theo quy định.Theo luật sư Minh Phương, thủ tục này sẽ gồm: Hội đồng cổ đông của OceanBank họp đồng ý bầu cán bộ được giới thiệu vào chức vụ trên và gửi công văn phản hồi lại với PVN về việc đồng ý với sự giới thiệu của Tập đoàn.
Căn cứ vào sự phản hồi chấp thuận của OceanBank, lúc đó PVN mới ra quyết định chính thức cử người làm đại diện tại OceanBank. Tuy nhiên, theo luật sư Minh Phương, phía OceanBank không có công văn phản hồi và việc này cũng đã được Hà Văn Thắm xác nhận.
Về nội dung này, Viện kiểm sát cho rằng: có đủ cơ sở để xác định bị cáo Nguyễn Xuân Sơn là người đại diện phần vốn góp của PVN tại OceanBank. Ngay tại phiên tòa, chính người đại diện của PVN cũng đã khẳng định điều này.Thêm vào đó, trong công văn của OceanBank ngày 13/5/2009 gửi Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn PVN về việc báo cáo kết quả Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008 và một số kiến nghị cũng đã khẳng định nội dung đó.
Văn bản này do chính Nguyễn Xuân Sơn ký với tư cách là Tổng Giám đốc OceanBank. Trong công văn đã nêu rõ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên OceanBank năm 2008 tổ chức ngày 28/4/2009 đã thống nhất bầu thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ IV, trong danh sách thành viên Hội đồng quản trị này có ông Nguyễn Ngọc Sự (Phó Tổng Giám đốc PVN, đại diện của PVN), Nguyễn Xuân Sơn (Tổng Giám đốc OceanBank, đại diện của PVN).
Ngoài ra, cũng trong công văn này còn nêu rõ việc giữa PVN và OceanBank đã có thỏa thuận về việc bổ sung đại diện của Tập đoàn vào nhân sự quản trị, điều hành, kiểm soát của OceanBank.Cụ thể, bổ sung ông Nguyễn Ngọc Sự và Nguyễn Xuân Sơn làm thành viên Hội đồng quản trị OceanBank, trong đó ông Nguyễn Ngọc Sự được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và
Luật sư băn khoăn về những trách nhiệm liên đới
Cùng tham gia bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, luật sư Nguyễn Minh Tâm đưa ra luận điểm bào chữa: Năm 2011-2014, Sơn không còn ở OceanBank nhưng để quy buộc chủ thể phạm tội, đại diện Viện kiểm sát lại cho rằng: “trước đó Sơn đã bàn bạc trao đổi chi lãi ngoài.
Bởi vậy, do không còn ở ngân hàng nhưng Sơn vẫn phải chịu trách nhiệm”. Luật sư cho rằng phần đối đáp như vậy chưa thỏa đáng.
Bên cạnh đó, luật sư Tâm bày tỏ sự băn khoăn khi công tố chưa nói rõ vấn đề mà nhóm luật sư bào chữa cho Nguyễn Xuân Sơn đưa ra là việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, nhập vụ án liên quan đến số tiền mà bị cáo Sơn khai đưa Ninh Văn Quỳnh, Vietsovpetro, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lọc - Hóa dầu Bình Sơn… vì số tiền phát sinh này không thể tách rời những người liên quan đến hành vi của Nguyễn Xuân Sơn.Việc quy buộc Sơn trong vụ án này vô hình chung đã giải thoát cho những đối tượng nhận tiền của Nguyễn Xuân Sơn.
Nếu quá trình điều tra 3 vụ án về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” vừa mới khởi tố tại Vietsovpetro, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lọc - Hóa dầu Bình Sơn, Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí là đúng sự thật trong khi Sơn bị xét xử tuyên án tử hình thì giải quyết hậu quả của sai lầm này thế nào? Luật sư Tâm nhấm mạnh: “Đây là điều chung tôi băn khoăn trăn trở”. Tiếp đó, luật sư Tâm phân tích về sự khác nhau giữa hành vi của Sơn với các đối tượng khác theo yêu cầu chi lãi ngoài của Hà Văn Thắm. Theo lời khai của bị cáo Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank) là Sơn không chiếm đoạt tiền chi lãi ngoài, và Thắm có khả năng kiểm soát Nguyễn Xuân Sơn.Như vậy, luật sư đặt câu hỏi: Công tố viên đánh giá lời khai đó như thế nào? Đồng thời, đề nghị được làm rõ liên quan đến số tiền 69 tỷ đồng thì số tiền này là của ai: Công ty BSC, của khách hàng hay của OceanBank?.
So sánh với hành vi của các bị cáo khác trong vụ án, luật sư Nguyễn Danh Tín (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn) đưa ra quan điểm: Số tiền 246 tỷ đồng Hà Văn Thắm đưa cho Sơn để chi lãi ngoài cùng mục đích, cùng động cơ nhưng lại bị truy cứu tội tham ô tài sản và lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Luật sư mong muốn đại diện Viện kiểm sát cùng tham gia tranh luận vấn đề này. Chiều 23/9, tiếp tục phần tranh tụng tại phiên tòa./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm: Viện kiểm sát đề nghị miễn hình phạt cho 4 bị cáo
20:34' - 22/09/2017
Sau khi cân nhắc, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho một số bị cáo.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ xét xử Hà Văn Thắm: Đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung liên quan đến Ninh Văn Quỳnh
17:12' - 21/09/2017
Chiều 21/9, tiếp tục phần trình bày quan điểm của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và các đồng phạm.
-
Kinh tế và pháp luật
Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm: Yêu cầu bồi thường số tiền đã bị chiếm đoạt
13:30' - 21/09/2017
Luật sư của các nguyên đơn dân sự là OceanBank và PVN khẳng định quan điểm yêu cầu được bồi thường số tiền đã bị chi trái pháp luật.
-
Kinh tế và pháp luật
Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và các đồng phạm: Các bị cáo tự gỡ tội cho mình
19:33' - 20/09/2017
Ngày 20/9, Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và các đồng phạm trong vụ án sai phạm xảy ra tại OceanBank bước vào ngày làm việc thứ 17.
-
Kinh tế và pháp luật
Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm: Hà Văn Thắm xin được nhận tội thay cho cấp dưới
19:52' - 19/09/2017
Ngày 19/9, tiếp tục phần tranh tụng tại phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và các đồng phạm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.