Xuất khẩu âm nhạc của Anh cao kỷ lục
Theo phóng viên TTXVN tại London, giá trị xuất khẩu âm nhạc của Anh trong năm 2023 đã tăng lên mức kỷ lục 775 triệu bảng Anh (hơn 1 tỷ USD), song tốc độ tăng trưởng đã giảm hơn 50%, trong bối cảnh các ngôi sao mới nổi của Anh đang nỗ lực để giành thị phần khán thính giả trước sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt từ Mỹ, Hàn Quốc và Mỹ Latinh.
Ngày 21/10, Cơ quan thương mại của ngành công nghiệp âm nhạc Anh (BPI) tiết lộ dữ liệu mới cho thấy nước này tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng của ngành sản xuất âm nhạc trên phạm vi toàn cầu trong năm ngoái, với thị trường Bắc Mỹ và châu Âu vẫn là những khu vực lớn nhất về xuất khẩu âm nhạc ghi âm của Anh, chiếm gần 80% tổng số. Tại châu Âu, xuất khẩu âm nhạc tăng 6,7% ở Đức - thị trường lớn thứ hai của Anh. Trong khi đó, các mức tăng ghi nhận tại Tây Ban Nha và Hà Lan lần lượt là 7,3% và 5,9%.
Theo BPI, xuất khẩu âm nhạc của Anh - gồm doanh số bán nhạc Anh trên thị trường quốc tế thông qua bất kỳ phương tiện nào, từ phát trực tuyến đến các định dạng vật lý như CD và đĩa than - đã tăng 7,6% vào năm 2023. Tuy nhiên, con số này chỉ bằng một nửa mức tăng trưởng 20% được ghi nhận vào năm 2022. Do đó, các giám đốc điều hành đã đưa ra những cảnh báo trong bối cảnh chính phủ đang xây dựng chính sách trí tuệ nhân tạo (AI) mới gây tranh cãi về việc sử dụng nội dung bao gồm cả âm nhạc.
BPI cho biết các nghệ sĩ Anh hiện chiếm chưa đến 20% trong số các nghệ sĩ có chương trình phát trực tuyến toàn cầu. Tỷ lệ tiêu thụ âm nhạc toàn cầu của họ ước tính là 17% vào năm 2015, khi "họa mi" Adele và ca sĩ kiêm nhạc sĩ Ed Sheeran vẫn là những ngôi sao đột phá. Cả 2 nghệ sĩ này vẫn nằm trong số những nghệ sĩ nổi tiếng nhất, dù một loạt nghệ sĩ mới của Anh đạt được dấu mốc có ca khúc hoặc tác phẩm âm nhạc thu hút hơn 1 tỷ lượt phát trực tuyến vào năm 2023, trong đó có Central Cee, Glass Animals, PinkPantheress và Raye.
BPI cho biết Anh đang cạnh tranh không chỉ với các quốc gia mạnh về âm nhạc như Mỹ, Canada mà còn với Mỹ Latinh và Hàn Quốc – nơi có những nghệ sĩ đang đạt được thành công lớn ở tầm quốc tế một phần nhờ vào sự hỗ trợ đáng kể của chính phủ.
Anh là quốc gia xuất khẩu nhạc thu âm lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Các giám đốc điều hành âm nhạc cảnh báo rằng kế hoạch của chính phủ xung quanh việc cho phép sử dụng nội dung của nghệ sĩ - cùng với các đề xuất cho các lĩnh vực khác của ngành truyền thông như xuất bản - sẽ làm xói mòn thêm thế mạnh độc đáo của Anh trong âm nhạc.
Chính phủ dự kiến sẽ tham vấn vào cuối năm nay về các kế hoạch cho phép những công ty AI thu thập nội dung từ nghệ sĩ trừ khi họ "từ chối". Ngành công nghiệp sáng tạo lập luận rằng động thái như vậy sẽ không công bằng, không khả thi, tốn kém và có lợi cho các công ty công nghệ muốn sao chép tác phẩm của họ.
BPI cũng đang yêu cầu chính phủ nước này đưa ra các chính sách trong nước hỗ trợ khuyến khích các hãng thu âm đầu tư vào tài năng mới để giúp phát triển Adele hoặc Sheeran tiếp theo. Giám đốc điều hành BPI Jo Twist bày tỏ vui mừng khi âm nhạc thu âm của Anh tiếp tục được trình diễn mạnh mẽ trên sân khấu thế giới, nhưng nhấn mạnh cần làm tốt hơn nữa trước sự cạnh tranh toàn cầu khốc liệt khi các thị trường đối thủ phát triển với tốc độ nhanh. Bên cạnh đó, BPI mong muốn chính phủ tiếp tục hỗ trợ Chương trình tăng trưởng xuất khẩu âm nhạc, hỗ trợ các công ty âm nhạc vừa và nhỏ trong việc phát triển nghệ sĩ tại các thị trường nước ngoài.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
AI tạo sinh: Tiềm năng và thách thức
17:54' - 22/10/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh, với sự phổ biến của ChatGPT từ OpenAI trong gần hai năm qua, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người dân Bỉ.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc gia Đông Nam Á tiếp tục đặt trọng tâm vào chuyển đổi số
12:34' - 22/10/2024
Với việc đưa ra nhiều sáng kiến chiến lược, Malaysia đã sẵn sàng để thúc đẩy hợp tác khu vực trong các lĩnh vực chính như AI, kinh tế số, đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Thành công của Trung Quốc trong xây dựng đường sắt cao tốc
17:50' - 21/10/2024
Giới chuyên gia đánh giá đường sắt cao tốc là một ví dụ thành công điển hình về sự tự chủ đổi mới sáng tạo của Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.