Thành công của Trung Quốc trong xây dựng đường sắt cao tốc
Bắt đầu từ việc nhập khẩu, sử dụng, tiếp thu, đúc rút kinh nghiệm rồi sáng tạo, tự chủ sáng tạo, đến nay, Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, Tập đoàn Đường sắt quốc gia Trung Quốc đã thực hiện chiến lược phát triển theo định hướng đổi mới, đẩy nhanh tiến độ đổi mới công nghệ đường sắt, tiếp tục nâng cao mức độ tự chủ về công nghệ và đạt được nhiều kết quả đổi mới công nghệ mang tính bước ngoặt, củng cố và nâng cao hơn nữa vị thế dẫn đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực đường sắt trên thế giới.
Tập đoàn cũng đi sâu nghiên cứu về công nghệ xây dựng công trình và xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc và mạng lưới đường sắt tiên tiến lớn nhất thế giới. Trung Quốc làm chủ một hệ thống công nghệ hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn thế giới để xây dựng đường sắt trong các điều kiện địa chất và môi trường khí hậu phức tạp khác nhau, như cầu đường sắt cao tốc vượt sông, eo biển; hầm đường sắt cao tốc xuyên núi, xuyên biển…
Hàng loạt thiết bị kỹ thuật chủ chốt có trình độ hàng đầu thế giới do Trung Quốc nghiên cứu phát triển. Trong đó, nước này đã phát triển thành công tàu Phục Hưng (Fuxing EMU) với quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn tự chủ, các chỉ số hiệu suất chính của loại tàu này đã đạt đến mức hàng đầu thế giới. Tàu vận hành thương mại ở tốc độ cao nhất thế giới là 350 km/h.
Ngoài ra, Trung Quốc còn phát triển thành công hệ thống điều khiển tàu cấp CTCS-3 hoàn toàn độc lập và áp dụng thành công trên tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung ở Indonesia; nghiên cứu phát triển hệ thống điều khiển tàu thế hệ mới và đang tiến hành sử dụng thử nghiệm. Việc làm chủ hệ thống công nghệ cung cấp điện kéo thông minh hoàn chỉnh đã đảm bảo nguồn cung điện cho mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới của nước này.
Về vận hành an toàn, Trung Quốc đã nghiên cứu và phát triển thành công các đoàn tàu kiểm tra toàn diện tốc độ cao hàng đầu thế giới; hình thành hệ thống giám sát và kiểm tra toàn diện cho ngành đường sắt; xây dựng thành công hệ thống giám sát giảm nhẹ thiên tai và hạn chế vật thể lạ xâm nhập, cảnh báo sớm động đất..., thiết lập một hệ thống an toàn giao thông toàn diện.
Về mặt tổ chức vận tải, Trung Quốc đã làm chủ công nghệ lập kế hoạch và bản đồ vận hành tàu cao tốc trong điều kiện mạng lưới đường bộ phức tạp nhất thế giới.
Ông Lưu Đại Vi (Liu Dawei), Giám đốc an ninh mạng, Ban Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ thông tin, Tập đoàn Đường sắt quốc gia đã chỉ ra một số nhân tố giúp Trung Quốc thành công trong việc xây dựng đường sắt cao tốc như luôn kiên trì tự chủ, tự lực, nắm chắc chủ động chiến lược, củng cố nền tảng đổi mới công nghệ, thúc đẩy đổi mới liên tục trong toàn hệ thống; kết hợp đổi mới công nghệ trong suốt quá trình phát triển công nghiệp; thúc đẩy hiệu quả quá trình nâng cấp liên tục của toàn bộ ngành đường sắt cao tốc và các ngành công nghiệp liên quan.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến
16:23' - 21/10/2024
Việc bán vé qua bản đồ số có thể coi là sự tiếp nối thành công trong việc hợp tác bán vé tàu trực tuyến với các ví điện tử và các ứng dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng hợp tác vận hành tuyến đường sắt cao tốc với Indonesia
08:18' - 18/10/2024
Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Indonesia để cùng vận hành tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển giao thông của Indonesia.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: Nghiên cứu phù hợp với xu thế giao thông thế giới
12:57' - 17/10/2024
Việt Nam khởi động lại dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là rất đáng mừng, bởi đường sắt Việt Nam đã quá lạc hậu và cần có đường sắt mới để phát triển du dịch, vận chuyển hàng hóa và hành khách…
-
Kinh tế Thế giới
Đường sắt Đức đối diện với thách thức tái cơ cấu lớn
19:55' - 16/10/2024
Đường ray xuống cấp, thiếu nhân viên, chậm giờ hiện là những căn bệnh trầm kha của ngành đường sắt Đức. Hiện có tới 4.000 km đường sắt xuống cấp đến mức phải xây dựng lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.