Xuất khẩu của Hàn Quốc cao thứ 6 trên thế giới
Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đã ghi nhận mức cao kỷ lục trong năm 2018 nhờ doanh thu từ hoạt động bán chip nhớ và các sản phẩm hóa dầu.
Số liệu do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc công bố ngày 1/1 cho thấy giá trị các đơn hàng xuất khẩu trong năm vừa qua của nước này đạt 605,5 tỷ USD, tăng 5,5% so với năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đã đạt chạm mốc 500 tỷ USD vào năm 2011.
Giá trị nhập khẩu cũng tăng 11,8% lên 535 tỷ USD; giúp Hàn Quốc đạt thặng dư thương mại 70,5 tỷ USD. Như vậy, đây là năm thứ 10 liên tiếp Hàn Quốc duy trì thặng dư thương mại.
Năm 2018 cũng là năm đầu tiên xuất khẩu cả năm vượt qua ngưỡng 600 tỷ USD, đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ sáu trên thế giới.Tổng giá trị các giao dịch vượt 1.000 tỷ USD trong năm thứ hai liên tiếp, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi.
Đáng chú ý, xuất khẩu chip nhớ đạt mức cao kỷ lục 126,7 tỷ USD và xuất khẩu các máy móc và sản phẩm hóa dầu cũng vượt mức cao kỷ lục trước đó khi đạt trên 50 tỷ USD năm ngoái.Ngược lại, doanh thu từ xuất khẩu ô tô, màn hình và thép lại đi xuống so với năm 2017 do sức ép cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu và hạn chế nhập khẩu gia tăng tại các thị trường lớn.
Xét theo khu vực, ngoại trừ Trung Đông và Trung Nam Mỹ, xuất khẩu tới các khu vực còn lại hầu hết tăng như Liên hiệp các quốc gia độc lập (CIS) tăng 17,7%, Trung Quốc với 14,2%, Nhật Bản là 14,2%...Trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc - thị trường lớn nhất của Hàn Quốc - đạt 162,2 tỷ USD (tăng 14,2% so với cùng năm 2017), nhờ nhu cầu mạnh về chip nhớ, sản phẩm hóa dầu và máy móc.
Xuất khẩu sang Mỹ cũng tăng 6% lên 72,7 tỷ USD, chủ yếu là máy móc và chip nhớ, bất chấp những hạn chế về nhập khẩu do chính quyền của Tổng thống Donald Trump áp đặt.
Xuất khẩu của Hàn Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á tăng 5,3% lên 100,3 tỷ USD, đưa ASEAN trở thành thị trường trọng điểm của “xứ sở nhân sâm”. Các thị trường chủ lực như Mỹ, Trung Quốc và các nước trọng tâm trong “Chính sách hướng Nam mới” như Việt Nam, Ấn Độ..., đều tăng kỷ lục. Cụ thể, xuất khẩu sang thị trường Việt Nam và Ấn Độ đạt lần lượt 48,6 tỷ USD (tăng 1,8%) và 15,6 tỷ USD. Riêng trong tháng 12/2018, xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước đó, xuống 48,5 tỷ USD do doanh thu từ hoạt động bán ô tô và màn hình yếu kém, trong khi nhập khẩu tăng 0,9% lên 43,91 tỷ USD. Tháng 12 đánh dấu 83 tháng liên tiếp giá trị xuất khẩu của nước này cao hơn nhập khẩu. Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc dự báo xuất khẩu của nước này sẽ tăng 3,7% lên 633 tỷ USD năm 2019, thấp hơn so với mức dự báo tăng 6,4% của năm 2018, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và thị trường tài chính toàn cầu đầy biến động.Tin liên quan
-
DN cần biết
Xuất khẩu của Hàn Quốc sang ASEAN tăng 4,7%
18:09' - 06/11/2018
kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang ASEAN trong 10 tháng qua đã tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục
15:04' - 02/11/2018
Số liệu do Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc công bố ngày ngày 1/11 cho hay kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10 của Hàn Quốc đạt 54,97 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Iran bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ
19:51' - 05/08/2018
Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Iran, vốn đã giảm 15,4% trong nửa đầu năm nay, dự kiến sẽ tiếp tục giảm khi các lệnh trừng phạt Iran do Mỹ hối thúc có hiệu lực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
27 thành phố ở Trung Quốc có GDP đạt nghìn tỷ Nhân dân tệ
15:02' - 17/02/2025
Nhiều địa phương của Trung Quốc đã công bố “báo cáo kinh tế” năm 2024, trong đó có 27 thành phố có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực đạt hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đảo ngược quyết định sa thải nhân viên phụ trách vũ khí hạt nhân
13:24' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận chưa đến 50 nhân viên của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) bị sa thải theo chính sách cắt giảm nhân lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump.