Xuất khẩu gạo đã có tín hiệu lạc quan từ đầu năm
Sáng 29/2, Bộ Công Thương đã tổ chức chương trình Hội nghị giao ban với Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 2/2024 theo hình thức trực tuyến với chủ đề: "Đánh giá tình hình xuất khẩu và định hướng công tác xúc tiến thương mại phát triển thị trường gạo năm 2024". Hội nghị nhằm trao đổi, cập nhật thông tin thị trường, kiến nghị thực tiễn từ nhu cầu xúc tiến xuất khẩu của địa phương, doanh nghiệp, từ đó đề ra giải pháp, kế hoạch cụ thể hỗ trợ phát triển thị trường gạo trong năm 2024.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Anh Sơn-Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Lúa gạo là hàng hóa thiết yếu với trên 50% dân số trên thế giới tiêu thụ hàng ngày và được xếp vào mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới.
Hiện nay, tình hình thương mại gạo toàn cầu đang chịu tác động bởi nhiều yếu tố (như lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số quốc gia như Ấn Độ, Nga, Các tiểu Vương quốc Ả rập (UAE); Nga tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen; hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng lương thực tại nhiều quốc gia…) đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, xuất khẩu gạo của các nước trên thế giới.
Việt Nam với vai trò là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, nên tất cả sự thay đổi về chính sách, biến động về cung cầu và khuynh hướng giá cả của các quốc gia tiêu thụ gạo trên thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp đến ngành gạo Việt Nam
Theo ông Nguyễn Anh Sơn, năm 2024, giữa bối cảnh theo nhiều chuyên gia dự báo tình hình thế giới vẫn sẽ có nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu gạo đã có tín hiệu lạc quan ngay từ những tháng đầu năm. Kim ngạch xuất khẩu gạo tháng 1/2024 đã đạt 362 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023.
Bên cạnh đó, theo nhiều dự báo, giá gạo sẽ còn tăng trong năm 2024 do nguồn cung bị thắt chặt. Thị trường gạo dự kiến sẽ tiếp tục thắt chặt vào đầu năm do các hạn chế xuất khẩu đang diễn ra của Ấn Độ. Sự khởi đầu của El Nino và tác động tiềm tàng của hiện tượng thời tiết này với các khu vực trồng lúa chính đã làm tăng thêm mối lo ngại về nguồn cung. Vì thế, cơ hội sẽ rất lớn cho ngành và doanh nghiệp Việt Nam nhưng đi liền đó cũng là thách thức.Chia sẻ về tiềm năng thế mạnh và nhu cầu hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu gạo cho doanh nghiệp, địa phương, ông Nguyễn Thành Huân- Phó Giám đốc Sở Công Thương An Giang cho hay, tỉnh An Giang có diện tích gieo trồng hàng năm, bình quân khoảng 630 nghìn ha, sản lượng khoảng hơn 4 triệu tấn/năm (các giống lúa chất lượng cao chiếm trên 80-90%), chiếm khoảng 10% sản lượng lúa hằng năm của cả nước.
Hiện tại, tỉnh An Giang có 14/167 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, công suất xay xát thực tế trên 3,2 triệu tấn/năm. Hiện sản phẩm gạo đã có mặt và tạo uy tín tại các thị trường lớn trên thế giới. Sản phẩm của doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay là gạo thơm, gạo trắng, gạo lức, gạo đồ, tấm, nếp...
Năm 2024, tỉnh An Giang ước tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2024 của tỉnh đạt 1,41 triệu USD, tăng 2,6% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,185 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 225 triệu USD, tăng 12% so với cùng năm 2023. Riêng mặt hàng gạo ước kim ngạch xuất khẩu năm 2024 xuất khẩu đạt 325 triệu USD; tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Thành Huân kiến nghị tiếp tục duy trì giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài; đồng thời, lập kênh thông tin nhanh về nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước. Qua đó, thông tin đến doanh nghiệp để chủ động về giá trong đàm phán xuất khẩu ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Hiện nay, tỉnh An Giang đang cùng với doanh nghiệp triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Sau khi có sản phẩm gạo thương hiệu. Do đó, tỉnh đề xuất Bộ Công Thương hỗ trợ đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, góp phần tăng giá trị cho sản phẩm gạo của tỉnh trong thời gian tới.
Cập nhật thông tin về thị trường và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gại, ông Phùng Văn Thành- Tham tán thương mại Việt Nam tại Philippines cho rằng: Philippines có sản xuất lúa gạo, tuy nhiên, trong nhiều năm qua sản xuất lúa gạo trong nước luôn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Tùy thuộc vào điều kiện canh tác và thời tiết, sản xuất nội địa trong những năm gần đây của Philippines đạt khoảng từ 19 đến 20 triệu tấn thóc, tương đương khoảng trên 12 triệu đến 13 triệu tấn gạo.
Những năm trước đây, Philippines mua gạo theo phương thức đàm phán liên chính phủ (G2G), Việt Nam luôn phải cạnh tranh cùng với Thái Lan, là hai đối tác xuất khẩu gạo lớn cho Philippines. Tuy nhiên, kể từ năm 2019, khi Philippines ban hành và thực thi Luật số 11203 cho phép tự do xuất nhập khẩu và thương mại gạo, dỡ bỏ hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu gạo nên Việt Nam đã vượt qua Thái Lan trở thành nhà cung ứng gạo quan trọng, luôn giữ vị thế số 1 xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines.
Theo ông Phùng Văn Thành, lợi thế của gạo Việt Nam tại thị trường Philippines là nhiều doanh nghiệp gạo của Việt Nam đã có quan hệ bạn hàng lâu năm với các nhà nhập khẩu gạo của Philippines đã tạo được uy tín, lòng tin trong xuất khẩu gạo với các bạn hàng Philippines. Cùng đó, gạo của Việt Nam có phẩm cấp chất lượng vừa phải, phù hợp với thị hiếu, thói quen tiêu dùng và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Philippines, từ số lượng lớn dân số có thu nhập trung bình và thấp cho đến các tầng lớp giàu có, giá cả phải chăng nên có tính cạnh tranh.
Hơn nữa, nguồn cung gạo của Việt Nam ổn định, cả về số lượng và giá cả, có thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu hàng năm của Philippines, khoảng cách địa lý nên chi phí và thuận tiện trong chuyên chở. Đặc biệt, Việt Nam cũng tận dụng được ưu thế trong các Hiệp định thương mại song phương và đa phương mà hai bên tham gia trong khi các đối tác ngoài Asean như Ấn Độ, Pakistan không có.
Theo ông Phùng Văn Thành, mặc dù sẽ gặp không ít khó khăn nhưng trong những năm tới, gạo Việt Nam dự báo vẫn sẽ giữ vững vị trí số 1 tại thị trường Philippines. Kết quả xuất khẩu gạo thời gian qua là thành công của Việt Nam tại thị trường Philippines và dư địa và cơ hội vẫn còn để doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục khai thác mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Hiện tại, nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines vẫn ở mức cao, dự kiến năm2024 sẽ khoảng từ trên 3,5 triệu đến 3,8 triệu tấn. Đáng lưu ý, với nhiều biến động khó dự báo, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, việc Trung Quốc và Indonesia gia tăng nhập khẩu gạo đã tạo nhiều cơ hội hơn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tuy nhiên, Philippines trong những năm gần đây luôn là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam. Do đó, Thương vụ kiến nghị doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước, bên cạnh tranh thủ những cơ hội mới ở những thị trường mới phải luôn quan tâm duy trì đảm bảo vị thế số 1 xuất khẩu gạo của Việt Nam tại thị trường Philippines. Bởi hiện nay, Thái Lan cũng đang tìm cách gia tăng sản lượng, thị phần xuất khẩu gạo vào Philippines và cạnh tranh với gạo của Việt Nam.
Trên cơ sở đó, doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt cần phối hợp tốt với Bộ Công Thương, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Philippines để triển khai các chương trình xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm gạo của Việt Nam. Ngoài ra, tiếp tục giữ vững và đảm bảo chất lượng gạo ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm gạo xuất khẩu qua đó góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với mặt hàng gạo vào thị trường Philippines.
Ông Phùng Văn Thành cũng lưu ý doanh nghiệp nên đa dạng các mặt hàng gạo xuất khẩu, không chỉ quá tập trung vào các sản phẩm gạo có chất lượng cao phục vụ cho người có thu nhập cao, mà còn cần khai thác tiềm năng của các loại gạo chất lượng trung bình, chất lượng thấp hơn để phục vụ cho một số lượng lớn người dân có thu nhập trung bình và thấp. Đặc biệt, chủ động tìm kiếm đối tác, mở rộng bạn hàng, tăng cường quan hệ và gìn giữ uy tín trong kinh doanh với các đối tác, bạn hàng, xây dựng các mối quan hệ bạn hàng truyền thống và bền vững.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Gia tăng cơ hội xuất khẩu gạo sang Indonesia
16:25' - 27/02/2024
Thương vụ khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần theo dõi sát thông tin thị trường, tận dụng tranh thủ cơ hội xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm sang thị trường Indonesia.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cao năng lực để thích ứng trước xu thế việc làm mới
10:32' - 16/02/2025
Năm 2025, trước áp lực điều chỉnh chiến lược kinh doanh linh hoạt, doanh nghiệp có xu hướng tập trung tuyển dụng các vị trí đặc thù, bao gồm thay thế và cả tuyển mới.
-
DN cần biết
Cẩn trọng hành vi thỏa thuận ấn định giá trong du lịch
16:17' - 15/02/2025
Doanh nghiệp Việt cần cẩn trọng khi tham gia các hiệp hội ngành nghề tại Malaysia. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của thỏa thuận ấn định giá hoặc các hành vi hạn chế cạnh tranh, cần từ chối.
-
DN cần biết
Cơ hội đầu tư kinh doanh tại Lào cho các doanh nghiệp Việt Nam
21:51' - 14/02/2025
Lào là nước thu hút đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam tiếp tục giữ vững là một trong những nước dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại Lào.
-
DN cần biết
200 doanh nghiệp quốc tế sẽ tham dự Triển lãm Agritechnica Asia Việt Nam 2025
17:51' - 14/02/2025
Agritechnica Asia là hội chợ thương mại nông nghiệp hàng đầu thế giới do DLG tổ chức, dựa trên di sản của Agritechnica tại Hannover (Đức) - nơi đã giới thiệu công nghệ nông nghiệp từ năm 1985.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34
15:17' - 14/02/2025
“Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” là chủ đề chính của Vietnam Expo 2025 với kỳ vọng mang đến làn gió công nghệ mới thổi vào xúc tiến thương mại có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Bà Rịa-Vũng Tàu còn 45 dự án chậm triển khai
11:30' - 14/02/2025
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đến nay trên địa bàn tỉnh còn 45 dự án chậm triển khai.
-
DN cần biết
Khởi động nghiên cứu khu công nghiệp sinh thái tại Bình Dương
11:03' - 14/02/2025
Nghiên cứu khả thi lần này khẳng định tiềm năng phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái (EIP) tại Bình Dương. Dự án tiếp tục nhận được sự đồng hành và hỗ trợ chuyên môn từ Ngân hàng Thế giới.
-
DN cần biết
Hậu Giang dự kiến nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 61C vào cuối năm 2026
08:44' - 14/02/2025
Chiều 13/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang làm việc với đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam về Dự án nâng cấp mở rộng tuyến nối Cần Thơ – Hậu Giang (Quốc lộ 61C).
-
DN cần biết
Anh khuyến khích phát triển trang trại điện gió ngoài khơi
15:54' - 13/02/2025
Ngày 12/2, Chính phủ Anh đã công bố chương trình khuyến khích phát triển các dự án điện gió ngoài khơi nhằm hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là khử carbon trong hệ thống năng lượng vào năm 2030.