Xuất khẩu hướng tới mục tiêu mở rộng và chiếm lĩnh thị trường mới
Cùng với tiêu dùng và đầu tư, xuất khẩu luôn đóng vai trò quan trọng trên "cỗ xe tam mã" đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua những thách thức. Việc tăng cường xuất khẩu, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới đang không ngừng được các doanh nghiệp thúc đẩy với sự hậu thuẫn tích cực từ Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, hướng tới mục tiêu sớm phục hồi kinh tế đất nước.
Báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB) cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 10/2023 ghi nhận, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tiếp tục phục hồi, đáp ứng nhu cầu bên ngoài đang ngày càng tăng cao. Dù tình hình xuất khẩu luôn có dấu hiệu cải thiện kể từ tháng 5 trở lại đây nhưng lũy kế trong 10 tháng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, chỉ báo này lại cho thấy những tín hiệu tích cực, phản ánh khả năng cạnh tranh cao của nhiều mặt hàng, dịch vụ xuất khẩu mà Việt Nam có thế mạnh.Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhận định, tăng trưởng xuất khẩu đã chứng tỏ tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu hoặc khả năng duy trì và tăng thị phần toàn cẩu của các nhà sản xuất trong nước đối với sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình. Hai thước đo phổ biến để đánh giá khả năng cạnh tranh là độ co giãn của cầu đối với mặt hàng xuất khẩu theo giá và theo thu nhập. Với những chỉ số được ghi nhận cho thấy: Việt Nam đã tăng thị phần trên thị trường thế giới ở nhiều loại mặt hàng; Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng hóa đang gia tăng tỷ trọng trong thương mại thế giới; Việt Nam đang "cực kỳ" cạnh tranh về giá và đang tăng cường sự hiện diện của mình trên thị trường với những mặt hàng có lợi thế và tăng trưởng nhanh...
“Với việc tập trung thúc đẩy xuất khẩu, Việt Nam đã đúng khi theo đuổi chính sách tự lực thông qua hội nhập, nhằm tăng thị phần đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, bao gồm cả những hàng hóa và dịch vụ có lợi thế mà nhu cầu thế giới đang ngày càng tăng cao”, bà Ramla Khalidi nhấn mạnh.Tuy nhiên, về lâu dài, Việt Nam có thể sẽ mất khả năng cạnh tranh trong một số mặt hàng xuất khẩu nhạy cảm về giá, nhất là những ngành hàng sản xuất thâm dụng lao động hay như ngành nông nghiệp. Điều này cho thấy, tầm quan trọng của việc phải nhanh chóng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường mới khi nhu cầu có thể sẽ ngày càng tăng lên.
Để có thể thúc đẩy và phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững và nâng tính cạnh tranh của xuất khẩu Việt Nam, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng, cùng với định hướng phát triển xuất khẩu theo các nhóm hàng cụ thể để phát huy lợi thế so sánh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo hoặc thân thiện với môi trường..., việc cần xây dựng những giải pháp cho phát triển sản xuất, tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu, mở rộng hơn các thị trường xuất khẩu để đảm bảo hợp lý hóa cán cân thương mại với các nước đối tác là rất quan trọng lúc này.Ngoài ra, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý Nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại và chống gian lận, hướng tới thương mại công bằng; đồng thời, huy động và sử dung hiệu quả các nguồn lực cho phát triển xuất khẩu và nâng cấp cơ sở hạ tầng kho vận, giảm chi phí logistics....
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho hay, muốn tăng tính cạnh tranh cho xuất khẩu Việt Nam; nhất là đối với nhóm ngành hàng dệt may, về phía doanh nghiệp, thời gian tới sẽ tập trung đầu tư tự động hóa để gia tăng năng suất và hiệu quả, giảm chi phí lao động, cải thiện chất lượng và độ chính xác nhất quán trong sản phẩm.Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đạt mục tiêu áp dụng tự động hóa toàn diện để có thể đạt doanh thu 1 tỷ USD xuất khẩu tăng thêm nhưng chỉ cần thêm 30 nghìn lao động từ sau năm 2025. Cùng với đó là chiến lược số hóa trong quản trị; tranh thủ cơ hội để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, đa dạng hóa nguồn cung ứng đầu vào và mở rộng thị trường tiềm năng mới.
Ngành dệt may cũng sẽ chuyển dịch sang sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn và xây dựng kế hoạch đầu tư công nghệ, hạ tầng, nguồn nhân lực có kỹ năng và được đào tạo bài bản, kỹ càng, sẵn sàng cho sự chuyển dịch này.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong khai thác, mở rộng quan hệ, thị trường và khách hàng mới thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, tập dụng các Hiệp định thương mại tự do và ký kết các biên bản hợp tác... ; xây dựng các chính sách khuyến khích chuyển dịch sản xuất theo hướng xanh, bền vững như các gói hỗ trợ về thuế đối với doanh nghiệp xanh, gói tín dụng ưu đãi cho các công trình sản xuất xanh.Ngành dệt may cũng rất cần hỗ trợ để thúc đẩy chuyển đổi số, tăng tính liên kết để tham gia sân hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, từ đó nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc, minh bạch hóa các khâu để phù hợp với yêu cầu của các thị trường quốc tế.
Như vậy, để chuẩn bị cho sự thay đổi về lợi thế cạnh tranh xuất khẩu quốc gia, Việt Nam cần sớm có định hướng phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, sản xuất xanh và thân thiện với môi trường. Khi đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không chỉ vượt qua được các rào cản kỹ thuật của nước nhập khẩu mà còn xây dựng được thương hiệu, hình ảnh và uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên trường quốc tế.- Từ khóa :
- xuất khẩu
- dệt may
- chính phủ
- bộ ngành
- bộ công thương
Tin liên quan
-
DN cần biết
Xúc tiến xuất khẩu xanh đáp ứng luật chơi mới
13:04' - 24/11/2023
Để không bị loại khỏi cuộc chơi, các nước xuất khẩu cần thay đổi tư duy, quan tâm tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng trong thương mại quốc tế đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật khắt khe của thị trường.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc - Bài cuối: Xây chuỗi giá trị bền vững
12:41' - 24/11/2023
Việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ khâu nuôi trồng gắn với con giống đến giám sát quá trình nuôi trồng, giám chất lượng tôm xuất khẩu..là giải pháp để tôm hùm Việt Nam ra thị trường nước ngoài.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc - Bài 1: COVID mới qua, đầu ra lại khó!
12:22' - 24/11/2023
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc của hai "thủ phủ" nuôi tôm hùm là Khánh Hoà và Phú Yên đang đối mặt với nhiều khó khăn, cần có các giải pháp đồng bộ tháo gỡ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09'
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07'
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội cho phép khai thác đất nông nghiệp bãi sông làm nông nghiệp kết hợp du lịch
17:52'
Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi tuyến sông có đê, mở lối phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạc Đạo (Hưng Yên): khuyến kích phát triển công nghiệp xanh, sạch
17:29'
Để giải quyết tồn đọng trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn, xã Lạc Đạo tỉnh Hưng Yên kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu từ ngày 27/7 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát
17:21'
Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội cho ngành xây dựng, nội thất mở rộng không gian phát triển
17:02'
Sau hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh mới có không gian phát triển rộng lớn với nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, giao thông, nhà ở… tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An bố trí tái định cư gần 2.000 hộ dân dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
16:28'
Để thuận lợi cho việc thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tỉnh Nghệ An đang khẩn trương triển khai các khu tái định cư phục vụ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng nhiều cảng cá ở TP. Hồ Chí Minh chưa được đầu tư đồng bộ
16:28'
Nhiều ngư dân mong mỏi, thành phố sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế để tàu cá của bà con ngư dân có thể thuận lợi ra, vào cảng, không phải di chuyển tàu cá đi qua cảng cá của địa phương khác.
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất
16:14'
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh...