Xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc - Bài cuối: Tận dụng chính sách mở
Cách thủ đô Seoul khoảng 500km, thành phố biển Busan là nơi tập trung nhiều nhà máy, khu công nghiệp. Chính vì vậy, có rất nhiều lao động nước ngoài sinh sống và làm việc tại Busan.
Chúng tôi hẹn gặp được Trần Thế Anh, 34 tuổi (quê Nam Định) đã sang Hàn Quốc làm việc được 13 năm. Nhờ chăm chỉ làm việc và nỗ lực của bản thân, hiện Thế Anh đang phụ trách mảng tự động hoá cho Công ty IMT FA System - chuyên sản xuất linh kiện ô tô, với mức thu nhập khoảng 40.000 USD/năm (lương cơ bản), chưa kể thu nhập từ làm thêm giờ...
Kể về quá trình từ khi sang Hàn Quốc, Thế Anh cho biết, anh được sang Hàn Quốc theo chỉ tiêu của trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định khi đang học tại đây. Thời điểm đó, chỉ tiêu lao động rất nhiều nên mọi người cứ đăng ký và học tiếng Hàn là được đi, thậm chí có người chưa học tiếng đã đi rồi. Chi phí đóng theo quy định, cộng thêm chi phí học tiếng Hàn."Thời gian đầu, mình cũng nhớ nhà lắm, nhưng do công việc phải làm liên tục nên dần dần cũng quen với môi trường bên này. Thời gian rảnh, đi học thêm tiếng Hàn để có thể thuận lợi hơn trong giao tiếp" - Thế Anh nói.Sau khi hết hợp đồng lao động (4 năm 10 tháng), Thế Anh đã làm thủ tục chuyển đổi visa theo diện cư trú dài hạn để tiếp tục làm việc tại Hàn Quốc. "Bản thân khi đó mình đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và tay nghề khá nên chủ sử dụng lao động đã "giữ chân" mình ở lại" - Thế Anh chia sẻ.Sau nhiều năm chăm chỉ làm việc, tích góp, đến nay hai vợ chồng Thế Anh đã mua được nhà và đang làm các thủ tục khác để có thể trở thành công dân Hàn Quốc.Thành phố Asan, tỉnh Gyeonggi cũng là nơi có nhiều lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc. Tình cờ chúng tôi được tham dự buổi gặp gỡ giữa Văn phòng Quản lý lao động theo Chương trình EPS trực thuộc Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với các lao động Việt Nam. Đây là hoạt động thường xuyên của Văn phòng nhằm trao đổi, tư vấn cho lao động Việt Nam về các chính sách pháp luật, tuyển dụng lao động của Hàn Quốc; đồng thời vận động, tuyên truyền cho các lao động về nước đúng hạn...
Gặp Lê Đức Anh (trú tại Thường Tín - Hà Nội) đang tìm hiểu về thủ tục chuyển đổi visa tại đây, Đức Anh cho hay, sang Hàn Quốc được 2 năm (đi theo Chương trình EPS), hiện đang làm nghề cơ khí cho một doanh nghiệp đóng tại Asan. Đức Anh thường xuyên tham gia các buổi gặp gỡ với Văn phòng EPS để thu thập thông tin, chính sách việc làm của Hàn Quốc; đồng thời, đây cũng là nơi người lao động Việt Nam có thể trao đổi, tư vấn các vấn đề liên quan đến việc làm, visa...Đức Anh chia sẻ, trước khi quyết định sang Hàn Quốc, đã tự tìm hiểu trên mạng và thông tin từ Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) các thủ tục đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. "Do tự làm thủ tục nên mình chỉ phải bỏ ra 630 USD (vé máy bay, quần áo...), cộng với 100 triệu đồng (tiền ký quỹ cam kết, sau khi hết hợp đồng lao động về nước sẽ nhận lại)" - Đức Anh cho hay.Về dự định trong tương lai, Đức Anh cười và nói: "Thời điểm này em chỉ tập trung làm kiếm tiền thôi, chứ chưa nghĩ đến tương lai. Khi nào hết hợp đồng lao động lần 1 (4 năm 10 tháng), em sẽ về Việt Nam. Sau đó, khi nào có đợt thi em sẽ làm hồ sơ sang lại lần nữa theo diện lao động trung thành."Nhờ chính sách mở của Hàn Quốc mà rất nhiều lao động Việt Nam đã tận dụng được cơ hội để thoát nghèo cũng như "đổi đời".Ông Nguyễn Như Tuấn, nguyên Bí thư thứ 1 - Trưởng ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, năm 2019, Hàn Quốc cần tiếp nhận 56.000 lao động nước ngoài; trong đó gồm 43.000 lao động mới và 13.000 lao động tái nhập cảnh. Chỉ tiêu này được phân bổ cho ngành sản xuất chế tạo là 40.700 lao động; 6.400 lao động trong ngành nông nghiệp và chăn nuôi; 2.500 lao động ngành ngư nghiệp; 2.300 lao động ngành xây dựng; 100 lao động ngành dịch vụ và số lượng 4.000 lao động dự phòng để phân bổ sau căn cứ nhu cầu cụ thể của từng ngành. Theo ông Tuấn, nguyên nhân Hàn Quốc có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài nhiều là để bù đắp sự thiếu hụt lao động trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, nông nghiệp và ngư nghiệp. Mặt khác, dù tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ tại Hàn Quốc là 10%, nhưng Hàn Quốc vẫn rất thiếu lao động trong những công việc trong lĩnh vực 3D (khó khăn, không sạch sẽ và nguy hiểm).Thông tin về các chính sách thu hút người lao động nước ngoài của Hàn Quốc, ông Lee, Deok Ryong - Cục trưởng Xuất nhập cảnh Hàn Quốc cho hay: Trong khoảng 15 năm (từ năm 2005) Hàn Quốc thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động/nhân lực ở từng lĩnh vực cụ thể; trung bình mỗi năm Hàn Quốc thiếu khoảng 5.000 lao động. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt người lao động, từ năm 2004, Hàn Quốc bắt đầu tiếp nhận sử dụng lao động người nước ngoài. Trong quá trình đó Hàn Quốc bắt đầu tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam.Theo ông Lee, Deok Ryong, năm 2015, Bộ Tư pháp và chính quyền các địa phương cũng có chế độ nhập khẩu lao động thời vụ làm việc trong ngành nông và ngư nghiệp. Và từ năm 2017, Hàn Quốc thực hiện chế độ tiếp nhận nhân lực tay nghề thành thạo, lao động có thể cư trú và làm việc trên 5 năm (visa E7). Do áp dụng chế độ này nên Hàn Quốc đã thu hút số lượng lớn những lao động có tay nghề thuần thục, từ đó số lao động Việt Nam liên tục tăng cao.Có thể nói, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lao động hàng đầu của Việt Nam trong những năm qua. Bên cạnh đó, Hàn Quốc rất cần nguồn nhân lực trong các lĩnh vực cơ khí, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp. Trong khi đó, lao động Việt Nam lại có ưu thế hơn so với nhiều quốc gia khác trong các lĩnh vực này do có tay nghề, cần cù... đây chính là cơ hội cho lao động Việt Nam nếu biết tận dụng những chính sách mở của Hàn Quốc./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc - Bài 2: Những góc khuất
16:32' - 28/06/2019
Do mức thu nhập tại Hàn Quốc khá "hấp dẫn" nên tình trạng lao động lưu trú quá hạn tại Hàn Quốc luôn ở mức cao. Để ở lại Hàn Quốc làm việc thì các lao động lưu trú quá hạn cũng phải đánh đổi nhiều thứ
-
Kinh tế tổng hợp
Xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc - Bài 1: Thích ứng, hoà nhập nhanh
16:29' - 28/06/2019
Chất lượng lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được đánh giá khá cao, thích ứng, hoà nhập nhanh... Do đó, lao động Việt Nam được coi là lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc.
-
Kinh tế tổng hợp
Hơn 200 lao động Việt Nam thi đỗ lấy tư cách lưu trú tại Nhật Bản
09:00' - 22/05/2019
Lao động Việt Nam chiếm áp đảo trong danh sách 347 người lao động nước ngoài thi đỗ kỳ thi lấy tư cách lưu trú trong lĩnh vực nhà hàng theo hệ thống thị thực mới của Nhật Bản
-
Kinh tế tổng hợp
Tư vấn pháp luật thu hút lao động Việt Nam tại Hàn Quốc
19:53' - 12/05/2019
Chiều 12/5, tại Trung tâm Hỗ trợ người nước ngoài của thành phố Ansan, miền Bắc Hàn Quốc đã diễn ra buổi gặp gỡ, giao lưu, tư vấn pháp luật và vận động lao động Việt Nam về nước đúng hạn.
-
Kinh tế tổng hợp
Cơ hội đào tạo nghề miễn phí cho lao động Việt Nam tại Đức
11:37' - 08/04/2019
Sáng 8/4, tại Hà Nội, phái đoàn của Thủ hiến bang Thüringen (Cộng hòa Liên bang Đức) – ông Bodo Ramelow đã tham gia hội thảo giao lưu và trao đổi thông tin với các du học sinh học nghề Việt Nam.
-
DN cần biết
Nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam tại nước ngoài
13:07' - 05/02/2019
2018 là năm thứ năm liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt ngưỡng 100.000 lao động/năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Tài chính báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành
21:09'
Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo về kết quả kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước.
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội yêu cầu hoàn thành cải tạo, chỉnh trang hai bên sông Tô Lịch trước ngày 30/8
20:03'
Từ nay đến trước ngày 30/8, các phường dọc hai bên bờ sông Tô Lịch phải triển khai xong toàn bộ việc cải tạo, chỉnh trang 2 bên sông như: lát vỉa hè, làm lan can, trồng cây xanh, thảm cỏ.
-
Kinh tế tổng hợp
Indonesia: Hàng loạt chuyến bay đến Bali bị hủy do núi lửa phun trào
20:02'
Ngày 7/7, hàng chục chuyến bay quốc tế và nội địa đi và đến từ đảo Bali của Indonesia đã bị hủy sau khi núi lửa Lewotobi Laki-Laki trên đảo Flores phun trào, tạo cột tro bụi khổng lồ, cao tới 18 km.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMN 8/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 8/7/2025. XSMN thứ Ba ngày 8/7
19:30'
Bnews. XSMN 8/7. KQXSMN 7/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 8/7. XSMN thứ Ba. Xổ số miền Nam hôm nay /7/2025. Trực tiếp KQXSMN ngày 8/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba ngày 8/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMT 8/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 8/7/2025. XSMT thứ Ba ngày 8/7
19:30'
Bnews. XSMT 8/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 8/7. XSMT thứ Ba. Trực tiếp KQXSMT ngày 8/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 8/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 8/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 8/7/2025. XSMB thứ Ba ngày 8/7
19:30'
Bnews. XSMB 8/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 8/7. XSMB thứ Ba. Trực tiếp KQXSMB ngày 8/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba ngày 8/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSBL 8/7. Kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 8/7/2025. XSBL ngày 8/7
19:00'
Bnews. XSBL 8/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 8/7. XSBL Thứ Ba. Trực tiếp KQXSBL ngày 8/7. Kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay ngày 8/7/2025. Kết quả xổ số Bạc Liêu Thứ Ba ngày 8/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSBT 8/7. Kết quả xổ số Bến Tre hôm nay ngày 8/7/2025. XSBT ngày 8/7
19:00'
Bnews. XSBT 8/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 8/7. XSBT Thứ Ba. Trực tiếp KQXSBT ngày 8/7. Kết quả xổ số Bến Tre hôm nay ngày 8/7/2025. Kết quả xổ số Bến Tre Thứ Ba ngày 8/7/2025. XSBTR hôm nay.
-
Kinh tế tổng hợp
XSVT 8/7. Kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay ngày 8/7/2025. XSVT ngày 8/7
19:00'
Bnews. XSVT 8/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 8/7. XSVT Thứ Ba. Trực tiếp KQXSVT ngày 8/7. Kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay ngày 8/7/2025. Kết quả xổ số Vũng Tàu Thứ Ba ngày 8/7/2025.