Xuất khẩu sang thị trường Trung Đông: Vẫn còn nhiều rào cản
Chiều 28/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị “Hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Trung Đông”. Hội nghị có sự tham dự của ông Saleh Adibi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Iran tại Việt Nam, các bộ ngành và hơn 40 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hàng đầu của Việt Nam.
Trung Đông là thị trường lớn với dân số hơn 400 triệu dân bao gồm 16 quốc gia. Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu sang Trung Đông các sản phẩm như gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, cao su tự nhiên, hạt điều, trái cây (đặc biệt là chuối, dứa, chanh..), thủy sản, các mặt hàng may mặc, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ.
Những sản phẩm Việt Nam nhập khẩu từ Trung Đông bao gồm: phân bón các loại, hóa chất, quặng và khoáng sản, vải…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đánh giá, Trung Đông là thị trường rất lớn, đồng thời là cửa ngõ, cầu nối sang thị trường châu Âu.
Các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Iran nói riêng và Trung Đông nói chung là bổ trợ cho nhau nên tiềm năng thương mại giữa hai bên là rất lớn.
Tuy nhiên, cho tới nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên còn rất thấp do nhiều nguyên nhân. Hiện hai bên còn gặp khó khăn trong khâu thanh toán cho các hợp đồng thương mại và chuyển tiền đầu tư.
Doanh nghiệp hai bên chủ yếu hợp tác thanh toán qua các ngân hàng trung gian ở Dubai, Trung Quốc, Singapore hoặc một số nước châu Âu với chi phí trung gian và rủi ro tài chính cao.
Theo ông Võ Quang Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, đây là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu chuối. Công ty ông đã từng xuất khẩu chuối sang Trung Đông nhưng gặp nhiều khó khăn trong thanh toán.
Để xuất khẩu được chuối sang thị trường này đòi hỏi khâu bảo quản sau thu hoạch rất cao, trong khi đó các vùng trồng chuối ở Việt Nam lại không tập trung.
Ông Huy cho rằng, nhà nước cần có giải pháp can thiệp, hỗ trợ về thanh toán cũng như xây dựng tiêu chuẩn cho hàng hóa sang Trung Đông, trong đó có chuối.
Ông Lê Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ đánh giá, rau quả là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất sang thị trường này (24%). Có thể nói, Trung Đông là "thiên đường" hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt.
Tuy nhiên, hàng hóa sang đây vẫn gặp rào cản về logistics và thanh toán. Để tháo gỡ vấn đề logistics, các doanh nghiệp cần hợp tác với nhau.
Đồng tình với quan điểm trên ông Lê Quang Nhuận, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Louis Rice cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Đông nên cùng hợp tác thuê một công ty vận tải cố định với mức giá có thể chấp nhận được, bởi giá vận chuyển tác động rất lớn đến giá hàng hóa.
Trung Đông cũng được coi là thị trường tiềm năng cho hạt gạo Việt Nam. Theo ông Lê Quang Nhuận, doanh nghiệp bên Trung Đông thường thanh toán sau 7-10 ngày, trong khi hàng hóa sang đây đã mất mấy chục ngày.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải mạnh về vốn và doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ, ưu đãi đầu tư trong vay vốn khi đẩy mạnh xuất khẩu vào đây.
Ông Trần Văn Trí, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam – Iran kiến nghị, Chính phủ thúc đẩy cơ chế hợp tác ngân hàng để đại lý hai bên sớm có liên kết tạo điều kiện thuận lợi cho khâu thanh toán.
Có cơ chế ưu đãi, miễn, giảm thuế các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước và tạo điều kiện để doanh nghiệp đưa các trang thiết bị, máy móc sang Iran phục vụ đầu tư sản xuất. Đề nghị tránh đánh thuế 2 lần với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hình thức hàng đổi hàng.
Phát biểu tại hội nghị, ông Saleh Adibi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Iran tại Việt Nam cũng cho rằng, rào cản về sự hợp tác giữa hai bên là ngân hàng hai bên vẫn còn “giậm chân tại chỗ”.
Kênh hợp tác ngân hàng là rất quan trọng. Hiện nay, Iran có liên kết với nhiều ngân hàng ở các nước trên thế giới. Doanh nghiệp Việt Nam có thể thanh toán qua đây.
Ông Saleh Adibi mong muốn, Việt Nam và Iran sớm đàm phán để ký kết Hiệp định Thương mại ưu đãi giữa hai bên.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp khi mở cửa xuất khẩu sang Trung Đông.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Công Thương và Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam – Iran chuẩn bị tốt nhất cho chuyến xúc tiến thương mại sang thị trường này vào cuối năm nay.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông, những năm qua liên tục gia tăng.
Năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 10,887 tỷ USD, tăng hơn 100% so với năm 2011.
Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông đạt 8,059 tỷ USD và nhập khẩu từ Trung Đông đạt 2,828 tỷ USD.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thương mại nội địa sẽ tăng mạnh dịp cuối năm
11:53' - 28/08/2017
Các chuyên gia thương mại dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cả năm sẽ đạt trên 3.880 nghìn tỷ đồng, tăng trên 10% so với năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Luồng gió mới thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam với Indonesia và Myanmar
10:32' - 22/08/2017
Thống kê cho thấy, kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Indonesia tăng từ 4,6 tỷ USD trong năm 2012 lên 5,6 tỷ USD trong năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Thái Lan không ngừng gia tăng
12:24' - 15/08/2017
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Thái Lan trong nhiều năm qua không ngừng gia tăng, từ 5,78 tỷ USD năm 2009 tăng lên 9,41 tỷ USD năm 2013, 11,5 tỷ USD năm 2015 và 12,5 tỷ USD năm 2016.
-
DN cần biết
Việt Nam - Indonesia thống nhất biện pháp thúc đẩy thương mại hai chiều
18:48' - 12/08/2017
Kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều Việt Nam - Indonesia tăng từ 4,6 tỷ USD trong năm 2012 lên 5,6 tỷ USD trong năm 2016 với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 5%/năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ đạt tiến bộ tích cực
13:04'
Vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 19-22/5/2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu chi trả hỗ trợ học phí theo phương thức cấp trực tiếp
10:47'
Theo dự thảo Nghị quyết, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.
-
Kinh tế Việt Nam
3 thành phố của Việt Nam đều tăng bậc trên Bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2025
10:44'
Trung tâm Nghiên cứu và lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu StartupBlink vừa công bố Bảng xếp hạng “Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2025”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật
09:34'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng 2 Dự án luật và 4 Đề nghị xây dựng Luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông
08:12'
Dự thảo Nghị quyết bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí là: Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; học sinh trung học phổ thông...
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.