Xung đột Nga - Ukraine đe dọa thị trường lúa mì và nhôm
Trong bối cảnh mối quan hệ Nga - Ukraine ngày càng căng thẳng và nguy cơ xung đột ngày càng cao, nhật báo Les Echos số ra gần đây cảnh báo giá lúa mì đã tăng hơn 4% trong các phiên gần đây của Sàn giao dịch hợp đồng tương lai Euronext ở Paris.
Trên Sàn giao dịch kim loại ở London, giá nhôm cũng tăng, gần chạm mức cao nhất từ trước tới nay. Trong khi đó, Nga và Ukraine lại là những nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nhất về các sản phẩm này.
Thị trường hàng hóa từ vài ngày qua trở nên căng thẳng. Bên cạnh khí đốt và dầu mỏ, lúa mì, ngô, nhôm và nickel cũng là những tác nhân bị ảnh hưởng bởi xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine. Các nhà đầu tư lo ngại về khả năng sẽ có sự gián đoạn lớn trong nguồn cung nếu một cuộc chiến nổ ra. Ngay từ bây giờ, ảnh hưởng của nguy cơ này đã được thể hiện. Trong phiên giao dịch hôm 21/2, thị trường nhôm đã có phản ứng tiêu cực trước mối đe dọa can thiệp quân sự của Nga.Giá của kim loại này đã tăng hơn 2% trên Sàn giao dịch kim loại London, dao động ở mức hơn 3.200 USD mỗi tấn, và gần chạm mức cao nhất lịch sử của nó vào tháng 7/2008 là 3.317 USD/tấn.
Nga là nhà sản xuất nhôm lớn thứ ba thế giới và xuất khẩu của nước này có thể bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt và trả đũa có thể xảy ra.
Việc giảm nguồn cung có thể dẫn đến tăng giá vật liệu nhôm, từ đó tác động lên toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế, chẳng hạn như xây dựng, bao bì và trên hết là lĩnh vực ô tô.
Các nguồn vật liệu khác cũng đang rơi vào tình trạng căng thẳng, ví dụ như nickel. Nga cũng là nhà cung cấp lớn thứ ba thế giới về kim loại này, đặc biệt là để sản xuất pin cho xe điện. Và nhà sản xuất nickel lớn nhất trên thế giới hiện nay là công ty Norilsk Nickel của Nga.Ngay cả trước khi căng thẳng hai nước gia tăng thì giá nickel đã ở mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây, sau khi tăng 20% kể từ giữa tháng 12/2021.
Bất kỳ sự sụt giảm nào về khả năng sản xuất của Nga cũng sẽ ngay lập tức dẫn đến việc giá kim loại này tăng thêm.
Lo ngại về một cuộc xung đột xảy ra giữa Nga và Ukraine cũng đang ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp. Hai nước thực sự là một trong ba nhà xuất khẩu lúa mì chính và cùng nhau đại diện cho hơn 1/4 nguồn cung xuất khẩu của thế giới.Vụ thu hoạch vừa qua của Ukraine thậm chí còn đạt mức kỷ lục, hơn 32 triệu tấn. Tại Euronext, giá lúa mì đã tăng 1,58% vào đầu tuần, sau khi tăng 2,77% vào cuối tuần trước.
Từ tháng 1/2022, giá loại ngũ cốc này đã tăng mạnh do lo ngại tương tự, trước khi giảm trở lại sau khi tình hình lắng dịu.
Giá ngô cũng có thể bị ảnh hưởng. Ukraine hiện đứng thứ tư trên thế giới về xuất khẩu loại ngũ cốc vàng này, với 16% kim ngạch thương mại thế giới.
Đặc biệt, ngành vận tải và logistics sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Phần lớn hàng hóa thế giới được chuyên chở bằng tàu biển.Nếu Ukraine và các cảng của nước này bị phong tỏa, người mua sẽ phải chuyển sang tìm kiếm con đường khác để đáp ứng nhu cầu chuyên chở của họ.
Và Mỹ sẽ là lựa chọn thay thế trước tiên, bởi vì nước này có những kho bãi logistics lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, việc chuyển hướng này cũng sẽ gây ra hậu quả chậm trễ về thời gian giao hàng./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Căng thẳng Nga-Ukraine khiến chứng khoán Phố Wall đi xuống
08:20' - 24/02/2022
Trong phiên giao dịch 23/2, các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Phố Wall đi xuống, khi Ukraine thông qua kế hoạch ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
-
Giá vàng
Giá vàng thế giới vẫn trên 1.900 USD/ounce sau diễn biến mới của quan hệ Nga-Ukraine
08:05' - 24/02/2022
Trong phiên giao dịch 23/2, giá vàng thế giới ổn định trên mức quan trọng 1.900 USD/ounce do Ukraine tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
-
Hàng hoá
Giá dầu WTI chốt phiên 23/2 tăng do cuộc khủng hoảng Ukraine
08:04' - 24/02/2022
Chốt phiên 23/2, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao tháng Tư tăng 19 xu Mỹ, chốt phiên ở mức 92,1 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York, do vẫn có những lo ngại về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15'
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…