"Người tiêu dùng có quyền yêu cầu 100% an toàn thực phẩm"
Tại buổi tọa đàm trực tuyến về vấn đề "An toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Bính Thân" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 18/1, đại diện của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam và Trung tâm Cúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đều khẳng định, trách nhiệm chính về vấn đề này vẫn là cơ quan chức năng, người sản xuất và đơn vị kinh doanh phải chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm.
Các địa phương khi phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm và công khai các sản phẩm vi phạm để cảnh báo người tiêu dùng.
Trước vụ việc các lực lượng chức năng vừa thu giữ một số lượng lớn rau, củ, quả và thực phẩm của Công ty Trung Thành không có nguồn gốc xuất xứ như cam kết được tiêu thụ tại trường tiểu học Phú Thượng quận Tây Hồ, ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cho rằng, đây là bài toán liên kết lỏng lẻo. Chưa có sự minh bạch thông tin của đơn vị sản xuất, đơn vị trung gian phân phối và đơn vị tiếp nhận.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho rằng, đây là sự việc gây tác động dư luận rất xấu, phải xử lý nghiêm. Tuy nhiên, người tiêu dùng không vì sự việc như vậy mà đánh giá toàn thể bức tranh về sản phẩm rau thịt của Hà Nội.
Bên cạnh những “hạt sạn” như vậy, còn có rất nhiều cơ sở thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm. Chẳng hạn, số rau mẫu được kiểm tra vượt ngưỡng giới hạn cho phép khoảng 5%, như vậy còn 95% an toàn. "Về nguyên tắc người tiêu dùng có quyền yêu cầu 100% an toàn thực phẩm", ông Phong nói.
Ông Chí cũng cho biết, để có nguồn thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội đã chỉ đạo, giao cho các đơn vị chuyên ngành phối kết hợp với các tỉnh thành cung ứng sản phẩm. Theo đó, các tỉnh thành sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng đầu vào.
Các ngành chức năng Hà Nội chịu trách nhiệm kiểm tra đầu ra. Nếu có sản phẩm lỗi sẽ thông báo với các tỉnh thành và các đơn vị sản xuất. Bởi vậy, trong thời gian vừa qua, thành phố kiểm tra gần 1.000 mẫu các chỉ tiêu lý hóa, chỉ gần 5% sản phẩm vượt chỉ tiêu.
“Người tiêu dùng Thủ đô có thể yên tâm với sản phẩm hiện nay đang cung ứng cho thị trường đều an toàn. Tuy nhiên, khi cung ứng qua các chợ đầu mối nên không rõ được xuất xứ nguồn gốc nhưng cơ bản là đảm bảo vệ sinh an toàn”, ông Chí nhấn mạnh.
Cũng theo ông Chí, hiện nay các siêu thị, các cơ sở bán sản phẩm an toàn ở Thủ đô mới cho đáp ứng được 20% nhu cầu, 80% phải thông qua các cơ sở, chợ đầu mối. Năm 2016, thành phố Hà Nội sẽ đưa ra bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm an toàn.
Chuẩn bị Tết là giai đoạn bùng nổ các cơ sở sản xuất thực phẩm thời vụ, nhỏ lẻ và tự phát và không khai báo, đăng ký. Để giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm các cơ sở kiểu này, ông Nguyễn Thanh Phong cho rằng, đã sản xuất phải có chứng nhận sản xuất kinh doanh và có chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Do đó, nếu UBND quận/huyện và xã/phường làm nghiêm túc vẫn đủ điều kiện để kiểm tra, giám sát.
Theo ông Phong, không thể mang bánh, kẹo… vào các siêu thị, cửa hàng mà không có tên công ty nào sản xuất, nguồn gốc.
Do đó, muốn đưa vào các cơ sở bán hàng với số lượng lớn thì phải có đăng ký, giám sát quy định, cụ thể là UBND quận/huyện và xã/phường. Một quán nước mở ra có thể bị thu thuế thì không thể nói một cơ sở sản xuất thực phẩm mà lại sản xuất cả ngày cả đêm mà không biết. Vấn đề đã đăng ký thì phải kiểm tra, giám sát nghiêm túc.
Để có sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng, ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ đã xác định, trước hết là hướng dẫn người sản xuất, nông dân sản xuất sản phẩm an toàn thì mới có sản phẩm an toàn.
Muốn vậy, phải tăng cường khâu lấy mẫu giám sát xem sản phẩm có an toàn hay không, sau đó công nhận cơ sở đó an toàn. Cùng với đó, Bộ chỉ đạo tăng cường thanh, kiểm tra đột xuất, đặc biệt trong dịp tết không thanh kiểm tra theo kế hoạch.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Phong cho rằng, nếu không thanh tra sẽ không phát hiện được vi phạm. Phải duy trì thanh tra kiểm tra thường xuyên hơn để các vụ vi phạm bị phát hiện nhanh hơn, góp phần để thị trường thực phẩm an toàn hơn. Vấn đề là khi phát hiện phải kiên quyết xử lý.
Về mức xử phạt được nhiều người cho là chưa đủ sức răn đe nhưng ông Phong khẳng định, nếu làm kiên quyết về lĩnh vực thực phẩm mức xử phạt tương đối nghiêm khắc. Ví dụ xử phạt tối đa theo vi phạm hành chính là 200 triệu đồng nhưng với lĩnh vực an toàn thực phẩm nếu luật còn cho phép phạt gấp 7 lần số hàng hóa vi phạm.
“Nếu chúng ta dám quyết liệt làm thì không lo không đủ sức răn đe. Các cơ sở vi phạm ngoài việc phạt tiền, xử lý bằng hình phạt bổ sung, việc công bố kịp thời tên các cơ sở vi phạm, địa chỉ công ty, hành vi vi phạm, là 1 biện pháp bổ sung rất hiệu quả”, ông Phong cho hay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương xác minh thông tin cung cấp rau không an toàn cho 7 trường tiểu học ở Hà Nội
20:56' - 15/01/2016
Ngày 15/1, Cục An toàn thực phẩm đã gửi các cơ quan liên quan xác minh thông tin Công ty cổ phần rau củ quả Trung Thành cung cấp rau không đảm bảo an toàn cho 7 trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội.
-
Hàng hoá
Nhu cầu hàng hóa dịp Tết Bính Thân có thể tăng gần 20%
16:17' - 11/01/2016
Vụ Thị trường Trong nước của Bộ Công Thương dự báo nhu cầu hàng hóa dịp Tết Nguyên đán 2016 có thể sẽ tăng cao hơn 15-20% so với những năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ NN& PTNN: Tăng cường kiểm soát nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán 2016
14:15' - 11/01/2016
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu tăng cường công tác thanh tra đột xuất các cơ sở kinh doanh thực phẩm, đảm bảo chất lượng hàng hóa, phục vụ người tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thị trường lao động Mỹ vẫn đứng vững trước áp lực kinh tế
14:47' - 25/04/2025
Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng nhẹ trong tuần qua, cho thấy thị trường lao động vẫn khá vững vàng bất chấp những bất ổn kinh tế do chính sách thương mại gây ra.
-
Thị trường
Gần 600 sản phẩm sữa giả: Ranh giới “mờ”, hệ lụy thật
10:34' - 25/04/2025
Sự thiếu rõ ràng trong phân loại, ranh giới mờ giữa các nhóm sản phẩm sữa đã tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng để lách quy trình cấp phép, tự công bố sản phẩm nhằm tránh kiểm định chặt chẽ.
-
Thị trường
Cuộc cạnh tranh mới trên thị trường bán lẻ Hàn Quốc
09:38' - 24/04/2025
Các nền tảng thương mại điện tử, siêu thị lớn, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm tươi sống.
-
Thị trường
Dự báo nhu cầu giàn khoan dầu khí ở trong nước tăng nhờ loạt dự án lớn triển khai
07:44' - 24/04/2025
Năm 2025, nhu cầu giàn khoan dầu khí tại Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng nhờ sự quyết liệt triển khai loạt dự án dầu khí lớn .
-
Thị trường
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện phát triển hệ sinh thái blockchain và AI tại Việt Nam
21:49' - 23/04/2025
Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái công nghệ, bao gồm công nghệ chuỗi khối (blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI), Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng ở Đông Nam Á.
-
Thị trường
Thuế Mỹ "giáng đòn" vào ngành gạo Thái Lan
20:50' - 23/04/2025
Bà Daeng Donsingha, một nông dân Thái Lan, đã lo lắng cho gia đình chín người của mình khi giá gạo ở quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai này giảm trong năm nay, sau khi Ấn Độ nối lại xuất khẩu.
-
Thị trường
Indonesia từ chối đề nghị bán gạo cho Malaysia
18:23' - 23/04/2025
Indonesia đã từ chối lời đề nghị mua gạo từ Malaysia. Bộ trưởng Nông nghiệp giải thích rằng Indonesia chưa thể xuất khẩu gạo thời điểm này vì vẫn đang trong giai đoạn đảm bảo dự trữ trong nước.
-
Thị trường
Lotte Mart khuyến mãi lớn dịp nghỉ lễ 30/4
13:39' - 23/04/2025
Từ 23/04 đến 06/05/2025, Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “Siêu sale rực lửa” giảm giá đến 50%, đồng giá… với trên 5.000 sản phẩm dành cho khách hàng thành viên.
-
Thị trường
Nga hạ mạnh dự báo giá dầu Brent trong năm 2025
09:21' - 21/04/2025
Bộ Phát triển Kinh tế Nga đã hạ dự báo giá trung bình của dầu Brent trong năm 2025 xuống còn 68 USD/thùng, giảm gần 17% so với mức 81,7 USD được đưa ra trong dự báo hồi tháng 9/2024.