“Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump tại G20
Từ thương mại cho tới biến đổi khí hậu, Tổng thống Mỹ kiên quyết theo đuổi các nguyên tắc dân tộc chủ nghĩa tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua - tờ Wall Street Journal ngày 9/7 bình luận.
Thông qua một loạt cuộc gặp marathon và bữa tối ở Hội nghị G20, nhiều nhà lãnh đạo quốc tế đã cố gắng đưa đẩy để tân Tổng thống Mỹ chấp nhận những nguyên lý cốt lõi về trật tự quốc tế mà họ theo đuổi, trong đó có các cam kết về tự do thương mại và bảo vệ môi trường khắt khe hơn. Nhưng ông Trump chẳng hề lay chuyển.
Trong chuyến công du nước ngoài lần thứ hai, người đứng đầu nước Mỹ rất cứng rắn bảo vệ các nguyên tắc dân tộc chủ nghĩa vốn là điểm then chốt trong chiến dịch tranh cử mang đậm dấu ấn cá nhân của ông. Nó cho thấy, học thuyết “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump thể hiện trong chính sách đối ngoại vững chắc hơn những gì mà các đồng cấp châu Âu từng hy vọng.
Phát biểu tại phiên bế mạc ngày 8/7, Thủ tướng Đức Angele Merkel đã thừa nhận khác biệt hệ tư tưởng là điều không dễ san lấp. Bà cho biết bất đồng được thể hiện rõ trong các cuộc đàm phán về khí hậu, tất cả các nước đều đồng ý, chỉ mình Mỹ phản đối. Thảo luận về thương mại cũng đặc biệt khó khăn do Mỹ bảo lưu quan điểm của mình.Thế nhưng hai chuyến công du nước ngoài của ông Trump cũng cho thấy một thực tế khác, đó là một số nhà lãnh đạo đã buộc phải hòa nhập với quan điểm của Tổng thống Mỹ. Đơn cử như ngôn từ trong Tuyên bố chung tại Hội nghị G20 thể hiện ý định của Mỹ, đề cập đến việc Mỹ giúp đỡ các nước khác sử dụng “nhiên liệu hóa thạch sạch và hiệu quả hơn”.Một quan chức Liên minh châu Âu (EU) thừa nhận đây không phải là nội dung họ mong đợi liên quan đến năng lượng. Tương tự như vậy là vấn đề thương mại. Ông Trump luôn phàn nàn các hiệp định thương mại cũ có lợi cho các nước và gây thiệt hại đối với Mỹ, gây thâm hụt thương mại lớn.
Tuyên bố chung G20 có mang hơi hướng đặc trưng của D. Trump khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt tới nền thương mại “có đi có lại, cùng chung ưu thế”. Mỹ hài lòng với kết cục này, bởi tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 trước đó ít tháng, Mỹ ở vào thế đơn độc, “một mình chống lại 19 nước”- như lời Bộ trưởng Tài chính Steven Munchin chia sẻ.
Thay vì thể hiện thay đổi trong quan điểm, ông Trump muốn qua chuyến công du ba ngày để chuyển đi tầm nhìn rõ ràng nhất của mình về thế giới: Cam kết duy trì văn minh phương Tây. Địa điểm được ông lựa chọn để chuyển tải thông điệp đó là Ba Lan với một chính quyền bảo thủ nhiều phen khiến các đối tác châu Âu phật ý.Ở Warsaw, Tổng thống Mỹ đặt câu hỏi về việc liệu phương Tây có tiếp tục tồn tại, có đủ tự tin vào giá trị của mình để bảo vệ chúng bằng mọi giá.
Nhưng lãnh đạo châu Âu vẫn chưa chịu từ bỏ ý tưởng có thể đưa ông Trump tiến gần đến một lập trường chung. Một nhà ngoại giao dự hội nghị cho biết, ông Trump có tham gia vào tiến trình chung ở một câp độ nhất định, giới chức nước ngoài cần kiên nhẫn khi thảo luận với tân Tổng thống Mỹ.Tại Hamburg, ông Trump ủng hộ sáng kiến về quỹ trợ giúp doanh nhân nữ do Ngân hàng Thế giới (WB) khởi xướng, ca ngợi Chủ tịch WB Jim Yong Kim tại sự kiện ra mắt quỹ dù trước đó ông nhiều lần chỉ trích thiết chế này.
Ông cũng chứng tỏ sẵn sàng thách thức Tổng thống Putin. Trong cuộc gặp kéo dài hơn hai giờ với ông Putin, Tổng thống Trump nói rằng Mỹ không hài lòng với việc Nga can dự vào cuộc bầu cử năm 2016. Cách tiếp cận này hợp với quan điểm của châu Âu, những nước vốn lo ngại can dự của Nga sau biến cố ở Ukraine.
Cuối tuần tới, ông Trump sẽ tới Paris và đây sẽ là chuyến công du nước ngoài thứ ba kể từ khi ông nhậm chức. Chuyến thăm Pháp có thể sẽ là một cơ hội nữa để kiểm định những nguyên tắc của Tổng thống Mỹ khi ông có các cuộc gặp với quan chức, lãnh đạo nước Pháp, những người lo ngại ông đi theo thiên hướng bảo hộ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
G20 trước những khó khăn và trọng trách càng lớn
06:30' - 15/07/2017
Giới chức Nhóm các nước công nghiệp phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cho hay các nước đã đồng thuận quan điểm về thương mại với tất cả các bên cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Đức, Hà Lan và dự Hội nghị G20
12:58' - 12/07/2017
Sáng 12/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức CHLB Đức; dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và thăm Vương quốc Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thống Mỹ Donald Trump hối thúc Nhật Bản mở cửa thị trường
17:08' - 09/07/2017
Nhật Bản cần mở cửa thị trường đối với hàng hóa Mỹ để từng bước cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G20 trong năm nay đã đạt kết quả thành công hơn dự đoán
16:04' - 09/07/2017
Có thể đánh giá sự kiện quan trọng nhất của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) trong năm nay đã đạt kết quả thành công hơn dự đoán.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G20: Tuyên bố chung nhấn mạnh nội dung thương mại và biến đổi khí hậu
21:50' - 08/07/2017
Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh G20, các nước đã ra tuyên bố chung thể hiện tiếng nói đồng thuận trong các nội dung quan trọng bao gồm thương mại và biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước G20 nhất trí về vấn đề biến đổi khí hậu trong tuyên bố cuối cùng
21:39' - 08/07/2017
Trong tuyên bố chung sau hội nghị G20, các nước nhất trí "lưu ý" tới quyết định rút khỏi Hiệp định Paris 2015 về chống biến đổi khí hậu của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20
20:55' - 08/07/2017
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Động đất làm chậm hơn nữa quá trình phục hồi kinh tế của Thái Lan
19:40' - 01/04/2025
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) đánh giá trận động đất vừa qua sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trên 3 lĩnh vực chính là bất động sản, du lịch và tiêu dùng trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng có thể vượt mốc 3.000
15:06' - 01/04/2025
CCTV dẫn lời người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing cho biết, số thương vong sẽ còn tăng lên và có khả năng vượt mốc 3.000 người.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới "nín thở" chờ động thái thuế quan mới của Tổng thống Mỹ
14:38' - 01/04/2025
Theo kế hoạch, ông Trump sẽ công bố các mức "thuế quan đối ứng" cụ thể và khả năng nhắm mục tiêu vào các ngành kinh tế vào ngày 2/4 (giờ địa phương).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố báo cáo thương mại trước thềm áp thuế
13:33' - 01/04/2025
Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer cho biết chưa có Tổng thống Mỹ nào trong lịch sử hiện đại nhận thức rõ về các rào cản thương mại bất lợi đối với những nhà xuất khẩu Mỹ như ông Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đánh thuế đối ứng với tất cả các nước có thương mại "không công bằng"
12:41' - 01/04/2025
Phát ngôn viên Nhà Trắng Karoline Leavitt cho rằng một số quốc gia đã "bóc lột" Mỹ trong thời gian dài, đồng thời tái xác nhận kế hoạch công bố áp thuế đối ứng.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine sắp nêu đề xuất điều chỉnh dự thảo thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
12:39' - 01/04/2025
Một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 31/3 cho biết nước này đang soạn thảo một số điều chỉnh cho dự thảo thỏa thuận với Mỹ về quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Thành phố Trùng Khánh thực thi các biện pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân
10:01' - 01/04/2025
Trùng Khánh (Trung Quốc) thực thi các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân như bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, cải thiện quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp theo hướng minh bạch, thân thiện...
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố báo cáo về rào cản thương mại của nước ngoài
09:59' - 01/04/2025
Ngày 31/3, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một danh sách chi tiết về các chính sách và quy định của các nước mà Washington coi là rào cản thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Thực thi cạnh tranh công bằng giúp kinh tế tư nhân phát triển
09:23' - 01/04/2025
Việc quyết liệt thực thi Quy định về rà soát cạnh tranh công bằng tại Trung Quốc đang tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.