Vụ bê bối tham nhũng kỳ lạ nhất Hàn Quốc (Phần II)
... tới tiến trình luận tội
Đầu tháng này các công tố viên đã điều tra cuộc họp kín giữa Tổng thống Park Geun-hye và các lãnh đạo tập đoàn lớn hồi năm 2015 vì nghi ngờ bà Park Geun-hye đóng vai trò gây quỹ cho hai quỹ phi lợi nhuận do bà Choi lập ra.
Trong số các lãnh đạo tập đoàn dự cuộc họp, có Phó Chủ tịch tập đoàn Samsung Electronics Lee Jae-yong, Chủ tịch tập đoàn Hyundai Motor Chung Mong-koo và Chủ tịch tập đoàn LG Ku Bon-moo. Riêng Phó Chủ tịch Samsung Electronics, ông Lee Jae-yong, đã bị thẩm vấn về việc Samsung Electronics đóng góp tới 20,4 tỷ won (17,5 triệu USD) cho các quỹ do bà Choi lập ra và lý do Samsung chuyển 2,8 triệu euro hồi năm ngoái cho công ty tại Đức do bà Choi và con gái đồng sở hữu.
Ngày 20/11 vừa qua, cơ quan công tố Hàn Quốc đã chính thức truy tố bà Choi cùng cựu Cố vấn điều phối chính sách Phủ Tổng thống Ahn Chong-bum, cựu Thư ký của Tổng thống Jeong Ho-seong. Bà Choi bị truy tố về tội lợi dụng mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Park Geun-hye để gây sức ép với các doanh nghiệp lớn, trong đó có Samsung, buộc họ đóng góp khoảng 80 tỷ won (68 triệu USD) vào hai quỹ Mir và K-Sports, gian lận trong việc tìm cách chuyền tiền từ một trong hai quỹ trên sang công ty riêng của bà.
Ông An Chong-bum bị cáo buộc thông đồng với bà Choi trong quá trình trên, trong khi ông Jeong Ho-seong bị cáo buộc chuyển giao các tài liệu của chính phủ và tổng thống cho bà Choi.
Theo công tố viên Lee Young-Ryeol, người phụ trách cuộc điều tra về vụ bê bối này, cho biết hơn 50 tập đoàn lớn trong nước, trong đó có Samsung và Hyundai, đã bị gây áp lực phải đóng góp một khoản tiền lên tới 77,4 tỷ won (65,5 triệu USD) cho hai quỹ Mir và K-Sports mà bà Choi kiểm soát. Nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng góp vì lo ngại sẽ bị trả đũa thông qua việc bị đánh thuế cao hoặc bị gây khó dễ trong hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, bà Choi còn bị cáo buộc ép các tập đoàn lớn như nhà sản xuất ôtô lớn nhất Hàn Quốc Hyundai hay tập đoàn sản xuất thép hàng đầu Posco ký kết các hợp đồng sinh lời lớn cho các công ty mà bà có liên quan. Tiếp đó, bà này cũng được cho là đã sử dụng một vài trong số các quỹ này để phục vụ mục đích cá nhân.
Theo cơ quan công tố, Tổng thống Park Geun-hye bị nghi ngờ thông đồng trong một số cáo buộc đối với ba nhân vật nói trên và nhóm điều tra đặc biệt sẽ tiếp tục điều tra Tổng thống. Phủ Tổng thống Hàn Quốc đã bác bỏ các cáo buộc của cơ quan công tố, đồng thời tuyên bố sẽ chứng minh sự vô tội của bà thông qua cuộc điều tra độc lập sắp tới.
Quyết liệt hơn ngày 23/11 các công tố viên Hàn Quốc đã tiến hành cuộc khám xét Samsung, tập đoàn gia đình lớn nhất Hàn Quốc. Samsung bị nghi đã cấp 3,1 triệu USD cho một công ty do bà Choi và con gái đồng sở hữu nhằm lợi dụng ảnh hưởng của bà này để có được tài trợ từ quỹ hưu trí nhà nước đối với vụ sáp nhập hai công ty con của tập đoàn này là Samsung C&T và Cheil Industries, trị giá 8 tỷ USD.
Một ngày sau đó các công tố viên Hàn Quốc lại bất ngờ khám xét văn phòng các tập đoàn Lotte, SK và một số cơ quan chính phủ. Hai tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc nói trên bị nghi cấp tiền cho hai quỹ Mir và K-Sports do bà Choi điều hành nhằm giành được sự ưu tiên của chính phủ về các giấy phép miễn thuế.
Trong đó, tập đoàn SK đã chuyển cho hai quỹ trên 11,1 tỷ won (9,39 triệu USD) thông qua các công ty con của tập đoàn này, trong khi Lotte chuyển 4,9 tỷ won (4,1 triệu USD). Ngoài ra, trụ sở Bộ Tài chính và Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, chịu trách nhiệm giám sát các giấy phép miễn thuế, cũng bị khám xét.
Theo hiến pháp Hàn Quốc hiện nay, một tổng thống tại vị không thể bị cáo buộc phạm tội trừ khi có một cuộc nổi dậy hoặc phản quốc. Tuy nhiên, bà Park Geun-hye vẫn có thể bị các công tố viên điều tra và có thể bị khởi tố khi bà rời nhiệm sở.
Tuy nhiên, trước áp lực của dư luận Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã ký một văn bản chính thức đề nghị các đảng đối lập giới thiệu các ứng cử viên vào vị trí công tố viên đặc biệt đứng đầu cuộc điều tra độc lập về vụ bê bối liên quan đến bà Choi. Nhóm điều tra độc lập bao gồm 105 người, trong đó có 20 công tố viên, dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng tới.
Trong khi đó, đảng Dân chủ đối lập chính ở Hàn Quốc tuyên bố sẽ tìm cách đưa đề xuất luận tội Tổng thống Park Geun-hye ra bỏ phiếu vào đầu tháng Mười Hai. Nếu đề xuất được thông qua, Tòa án Hiến pháp cũng sẽ xem xét và quá trình này sẽ mất từ 3 đến 4 tháng.
Sự nghiệp chính trị của Tổng thống Park Geun-hye sẽ đi về đâu khi nhiệm kỳ 5 năm của bà chỉ còn chưa đầy 13 tháng vẫn đang để ngỏ.
Xem lại phần I
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Hàn Quốc thông qua dự toán ngân sách 2017
10:31' - 03/12/2016
ngày 3/12, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua dự toán ngân sách cho năm 2017 sau khi chính phủ và các chính đảng giải quyết được những bất đồng liên quan đến chương trình chăm sóc trẻ em miễn phí.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc hoãn bỏ phiếu luận tội tổng thống
21:05' - 30/11/2016
Ngày 30/11, các nghị sĩ Hàn Quốc cho biết cuộc bỏ phiếu về việc luận tội Tổng thống Park Geun-Hye sẽ bị hoãn lại ít nhất một tuần.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc sẵn sàng từ chức nếu Quốc hội ra quyết định
14:47' - 29/11/2016
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye ngày 29/11 tuyên bố sẽ tuân thủ quyết định của Quốc hội về số phận của bà và sẵn sàng rời bỏ chức vụ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc bác bỏ đề nghị hình thức thẩm vấn trực tiếp
16:25' - 28/11/2016
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã bác bỏ đề nghị của các công tố viên về việc tiến hành thẩm vấn trực tiếp liên quan đến vai trò của bà trong vụ bê bối chính trị hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.