400 tỷ ruble: Cái giá của "cuộc chiến" kinh tế giữa Nga và phương Tây
"Cuộc chiến" kinh tế giữa Nga và phương Tây kéo dài gần hai năm qua khiến người dân Nga phải cắt giảm lượng tiêu thụ thịt, trái cây và sữa.
Các số liệu thống kê của Nga mới đây cho biết, cấm vận hàng hóa, thực phẩm cũng khiến người tiêu dùng Nga phải mua đắt hơn, thiệt hại tới 400 tỷ ruble (rúp), trong khi chất lượng hàng hóa lại giảm.
Các lệnh cấm vận và trả đũa giữa hai bên cũng đã không tạo ra lợi thế đặc biệt nào cho nông dân Nga, như sự "cam kết" của giới chức nước này, khi cho rằng tình trạng này sẽ tạo lợi thế cho hàng hóa trong nước phát triển. Sự hỗ trợ phần nào mà người dân Nga nhận được, thực ra, đến từ chính sự mất giá của đồng ruble. Và như một kết quả tất yếu, giảm nhập khẩu đã dẫn đến thực tế là việc tiêu thụ các thực phẩm cơ bản giảm.
Trong khi đó, giá cả tăng đã trực tiếp đánh vào túi tiền của người dân. Họ đã phải "móc hầu bao" trả thêm khoảng 400 tỷ ruble cho cùng lượng hàng hóa đó, song lại kém hơn về chất lượng.
Giới chức Nga cho rằng các lệnh trừng phạt mà phương Tây và Mỹ áp đặt hồi tháng 8/2014 sẽ tạo sức bật cần thiết để hỗ trợ nền sản xuất nông nghiệp trong nước.
Song trên thực tế, vào cuối năm 2015, sản xuất nông nghiệp của Nga tăng 3% so với năm 2014; sản xuất thực phẩm tăng 2%, giữa bối cảnh kinh tế sa sút thì liệu có thể coi đây là bằng chứng về lợi ích của các lệnh trừng phạt?
Giám đốc Viện Phân tích chiến lược Nga, Igor Nikolaev cho rằng: "Nếu chúng ta so sánh tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Nga trước và sau "cuộc chiến" này, chúng ta sẽ không nhận thấy có điểm gì tích cực, mà chỉ thấy một màu ảm đạm.
Hậu quả cơ bản của các lệnh trừng phạt chính là mức tăng giá lương thực. Tính bình quân giá lương thực, thực phẩm giai đoạn 2009-2013 so với giai đoạn 2014-2016 đã có sự khác biệt.
Cụ thể, thịt và gia cầm tăng giá 13% trong ba năm qua, thay vì 8% trong giai đoạn 2009-2013; tương tự, cá và hải sản tăng giá 36% so với mức tăng 10%; sữa và các sản phẩm sữa - tăng 18% thay vì 16%. Riêng mặt hàng rau quả, mức tăng là 39%, trong khi mức tăng trong giai đoạn 2009-2013 là 41%.
Ông Nikolaev kết luận, các lệnh trừng phạt đã tiêu tốn của người dân Nga số tiền khoảng 400 tỷ ruble. Về lý thuyết, đợt trừng phạt kinh tế như vậy có thể làm tê liệt nền kinh tế Nga, song thật may mắn là ngành nông nghiệp Nga vẫn đạt được sự tăng trưởng.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp bị hạn chế bởi nhu cầu thực sự của người dân. Do thu nhập thực tế giảm 4%, và tiền lương thực tế giảm 9,5%, nên người dân buộc phải cắt giảm nhu cầu chi tiêu của mình. Điều này dẫn đến sự sụt giảm trong doanh thu bán lẻ đối với các sản phẩm thực phẩm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga phát triển máy bay tiêm kích thế hệ 6
19:33' - 02/03/2016
Nga bắt đầu phát triển máy bay tiêm kích thế hệ 6. Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin thông báo như vậy trong buổi làm việc với các chuyên gia về phhát triển máy bay quân sự ngày 2/3.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Kinh tế Nga: Kinh tế Nga đã ra khỏi suy thoái
16:53' - 05/02/2016
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev ngày 4/2 thông báo nền kinh tế nước này đã ra khỏi suy thoái.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dầu xuống giá mạnh khiến kinh tế Nga thêm khó khăn
20:14' - 18/01/2016
Tại thị trường chứng khoán Moskva (Nga), tỷ giá ruble (rúp) so với USD tụt xuống còn 78,75 ruble đổi được 1 USD.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nga Medvedev: Kinh tế Nga khó khăn nhất kể từ năm 2005
19:58' - 13/01/2016
Thủ tướng Dmitry Medvedev thừa nhận những thách thức đối với kinh tế Nga là nghiêm trọng nhất trong một thập kỷ qua song nước này vẫn có thể kiểm soát tình hình kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.