Ấn Độ dần khẳng định tầm quan trọng trước những thách thức toàn cầu
Từ lâu, Ấn Độ được xem như một cường quốc "bất đắc dĩ" trên thế giới. Tuy nhiên, điều này chỉ còn trong quá khứ vì Ấn Độ đang dần trở thành một cường quốc thật sự. Điều đó được minh chứng qua việc nước này tổ chức Đối thoại Raisina - cuộc đối thoại đa phương tầm cỡ quốc tế - diễn ra từ ngày 17-19/1 tại thủ đô Delhi.
Đây là lần thứ 3 liên tiếp, Đối thoại Raisina được tổ chức tại quốc gia Nam Á này, chỉ một vài ngày trước khi diễn ra Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 30 ở Davos (Thụy Sĩ). Tại cuộc Đối thoại lần này, Ấn Độ đã gửi đi những thông điệp rất rõ ràng rằng nước này sàng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các thay đổi mang tính hệ thống và những thách thức ảnh hưởng đến trật tự thế giới.
Không phải ngẫu nhiên mà Delhi tổ chức cuộc đối thoại ngay sau khi Thủ tướng Narendra Modi lên nắm quyền, bởi một trong những mục tiêu của Modi là nâng cao hình ảnh của Ấn Độ trong con mắt cộng đồng quốc tế.
Với sáng kiến tổ chức Đối thoại Raisina, Ấn Độ có thể rút ra 5 bài học quý giá như sau: Thứ nhất, thông qua đối thoại này, lĩnh vực ngoại giao công khai của Ấn Độ đã thay đổi mạnh mẽ về quy mô.
Điều đó giúp Bộ Ngoại giao Ấn Độ có thể đưa ra các quan điểm và nhận thức, giới thiệu hoặc thử nghiệm những ý tưởng mới, ví dụ như khái niệm "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", "Kết nối khu vực" hoặc thậm chí là "Tiền điện tử". Do đó, Đối thoại Raisina là "một bản hòa âm" và một địa điểm thử nghiệm nhiều ý tưởng.
Thứ hai, Ấn Độ đang ở trong giai đoạn rất lạc quan. Đất nước này rất tin tưởng vào tương lai tươi sáng của mình và khả năng đối phó với nhiều thách thức phía trước. Một báo cáo do công ty Deloitte công bố vào tháng 9/2017 nhận định rằng Ấn Độ đang tăng trưởng khá năng động, tích cực và nổi lên như một siêu cường kinh tế nhờ dân số trẻ, trong khi Trung Quốc và những "con hổ" châu Á khác đang dần "già đi".
Tương tự, báo cáo tạm thời về tình hình kinh tế của Ấn Độ do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố cũng kết luận rằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ có thể vượt tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trong năm tới.
Chính quyền Modi đã kết hợp các giá trị vững chắc và truyền thống, đồng thời dựa vào năng lực sáng tạo và môi trường kinh doanh thân thiện để giúp Ấn Độ có thể đối mặt với mọi thách thức, bất ổn trong tương lai. Người Ấn Độ tin rằng các cường quốc trên thế giới đang suy yếu do các thể chế đã lỗi thời, phải đối mặt với nhiều thách thức và tình trạng bất ổn.
Thứ ba, Ấn Độ muốn đóng vai trò trụ cột trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trên hết, Ấn Độ đang tập trung vào các khu vực lân cận nhằm tăng cường kết nối khu vực thông qua các hợp tác khác nhau như dự án hợp tác ba bên giữa Ấn Độ-Iran-Afghanistan thông qua dự án cảng Chabahar.
Tính đa dạng của quan hệ đối tác cũng đã minh chứng cho mong muốn của Ấn Độ trong việc thể hiện các cách tiếp cận toàn diện trong một thế giới kết nối. Trong bối cảnh trật tự thế giới đã lỗi thời, Ấn Độ không muốn bỏ lỡ cơ hội "góp phần lập lại một trật tự thế giới mới".
Đó là lý do tại sao Ấn Độ ủng hộ việc hội nhập các cơ quan quản trị toàn cầu như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hoặc Nhóm các nước cung cấp hạt nhân.
Cuối cùng, Ấn Độ muốn Đối thoại Raisina là nơi để trao đổi ý tưởng, giúp nước này khẳng định tầm quan trọng cũng như "đặc tính" của mình trên trường thế giới.
Bằng cách tự đặt mình vào vị thế của một cường quốc trung lập và hòa bình, Delhi đang tìm cách đánh dấu sự khác biệt của mình với các cường quốc khác, những cường quốc thường được biết đến với sự "gây rối nhiều hơn" là giúp đỡ. Mặc dù không đề cập một cách cụ thể, song Trung Quốc rõ ràng là quốc gia mà Ấn Độ đang nói đến.
Ấn Độ đang dần thay đổi hình ảnh, vị trí và tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế, đó là điều tốt vì quy mô và tầm quan trọng của đất nước này đang ngày càng tăng.
Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với thế giới có thể còn tăng lên nhiều nữa nếu Delhi có thể triển khai các giải pháp tốt để thực hiện tham vọng này. Tuy nhiên, việc chuyển từ lời nói thành hành động thực tế không phải lúc nào cũng dễ dàng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Sự khác biệt chiến lược với Trung Quốc của Mỹ và Ấn Độ
06:03' - 08/02/2018
Bài viết trên mạng tin Stratfor cho rằng mối quan ngại chung trước Trung Quốc đã khiến hai nước tăng cường hợp tác, song những ưu tiên khác nhau sẽ ngăn cản hai nước này thành lập liên minh thực sự.
-
Kinh tế tổng hợp
Ấn Độ - thị trường khách du lịch triển vọng của Việt Nam
16:26' - 02/02/2018
Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình giới thiệu quảng bá du lịch Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh ở trung tâm hội chợ triển lãm Pragati Maidan tại New Delhi (Ấn Độ).
-
Tài chính & Ngân hàng
Ấn Độ ngăn chặn giao dịch tiền ảo bằng mọi cách
07:58' - 02/02/2018
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 1/2, Ấn Độ tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp để xóa bỏ việc giao dịch tiền ảo.
-
Kinh tế số
Bùng nổ thị trường điện thoại thông minh hạng sang tại Ấn Độ
15:11' - 01/02/2018
Theo Công ty phân tích thị trường Counterpoint Research, thị trường điện thoại thông minh hạng sang của Ấn Độ đã chứng kiến mức tăng trưởng 20%/năm xét về số lượng máy trong năm 2017.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ, Campuchia ký 4 thỏa thuận hợp tác
16:00' - 28/01/2018
Đây là những thỏa thuận được ký trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54' - 07/07/2025
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.