Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Công cụ đối trọng với Trung Quốc của Mỹ?
Giáo sư Paul Becker là nguyên giám đốc cơ quan tình báo liên quân giữa Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ tại Hawaii và Bộ chỉ huy các lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế tại Afghanistan.
Theo bài viết, trong những tháng gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Cố vấn An ninh Quốc gia H.R. McMaster và Ngoại trưởng Rex Tillerson đã bắt đầu sử dụng khái niệm “Chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” để đề cập đến khu vực kéo dài từ bờ Tây nước Mỹ tới bờ biển phía Tây Ấn Độ.
Các nhà lãnh đạo Mỹ trước đó thường đề cập đến khu vực này dưới cái tên “Châu Á-Thái Bình Dương” hoặc “Ấn Độ Dương- Châu Á-Thái Bình Dương”.
Từ sau Chiến tranh Thế giới II, các nhà hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia Mỹ đã sử dụng khái niệm “Châu Á-Thái Bình Dương”.
Năm 2012, Mỹ đã ban hành tài liệu “Duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ: Những ưu tiên cho quốc phòng trong thế kỷ 21”, trong đó tuyên bố Mỹ sẽ “tái cân bằng hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Trong buổi điều trần trước ủy ban quân lực Hạ viện Mỹ, cựu Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Sam Locklear, đã đề cập đến khái niệm “Ấn Độ Dương-Châu Á- Thái Bình Dương”. Năm 2017, khái niệm "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” chính thức được sử dụng trong chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Mỹ sử dụng khái niệm trên. Trước đó, trong các bài phát biểu chính thức, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Hillary Clinton cũng đã sử dụng cụm từ này.
Việc chính quyền Trump chính thức công khai chính sách "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” cho thấy Mỹ sẽ coi Ấn Độ như là một cường quốc khu vực, không phải là một quốc gia nằm tách biệt tại tận cùng phía Nam của lục địa; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực có 2 trong số 3 đại dương lớn nhất trên thế giới, 4 trong số 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới và 5 quốc gia đông dân số nhất thế giới.
Chính sách được cho là nhằm đối phó với các hành động của Trung Quốc tại châu Á, từ chủ nghĩa bành trướng ở Biển Đông cho tới việc xây dựng các cảng biển tại khu vực Ấn Độ Dương trong nỗ lực triển khai sang kiến “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh.
Để đảm bảo các lợi ích tại khu vực ”Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, đòi hỏi Mỹ có quan điểm nhất quán, thống nhất và tập trung.
Trong đó, sự nhất quán cần được thể hiện rõ để các cơ quan chính quyền dễ dàng trong việc thực hiện, còn sự thống nhất đặt ra yêu cầu chính quyền Mỹ gắn tuyên bố với hành động. Đồng thời, Mỹ cũng cần tập trung vào từng vấn đề liên quan, như việc phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các vùng biển quốc tế.
Bên cạnh đó, Mỹ sẽ tăng cường đảm bảo thực thi các quy định của luật pháp quốc tế, bảo vệ tự do hàng hải, tuân thủ công ước Liên hợp quốc về luật biển. Với các hành động vi phạm của Trung Quốc hoặc các bên liên quan, Mỹ cần công khai phản đối và có giải pháp thích hợp.
Việc ”Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” được xác định đầu tiên trong phần “chiến lược khu vực” của chiến lược an ninh quốc gia Mỹ cho thấy đây sẽ là khu vực được ưu tiên trong số 5 khu vực khác, trong đó có Trung Đông và châu Âu. Trung Quốc chắc chắn không muốn đón nhận sự ra đời của chính sách khu vực nói trên.
Việc thay đổi tên gọi không đồng nghĩa với việc thay đổi chính sách khu vực. Điều quan trọng là cần gắn tuyên bố với hành động. Do đó, trong tương lai, Mỹ cần chấp nhận cọ sát với các nước có hành động thách thức hệ thống an ninh vốn đã giúp duy trì hòa bình, thịnh vượng cho toàn khu vực trong hơn 70 năm qua.
Khi lãnh đạo Mỹ tái khẳng định cam kết đối với khu vực “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, Washington cần đảm bảo nhất quán, thống nhất và tập trung./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Quan hệ giữa Mỹ và Đông Nam Á duy trì đà phát triển tích cực
20:31' - 19/01/2018
Theo chuyên gia Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, ít nhiều các chính sách đối ngoại của ông Trump có sự ưu ái đặc biệt cho Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp tìm kiếm "sự tái cân bằng" với Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại
05:30' - 17/01/2018
Trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Trung Quốc, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đi cùng một phái đoàn gồm 50 nhà lãnh đạo doanh nghiệp có mong muốn kinh doanh với cường quốc châu Á này.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ trên đường trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới
13:41' - 14/01/2018
Báo Le Point của Pháp đặc biệt chú ý đến Ấn Độ, nước mà trong năm nay được dự báo sẽ vượt Pháp để trở thành cường quốc kinh tế đứng hàng thứ 5 thế giới với mức tăng trưởng được dự báo là 7,4%.
-
Kinh tế Thế giới
Mục đích chuyến thăm tới Ấn Độ Dương của Ngoại trưởng Nhật Bản
05:30' - 14/01/2018
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đã có chuyến công du đến Pakistan, Sri Lanka và Maldives, đưa ra các đề nghị viện trợ trong các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng và nhiều dự án khác.
-
Kinh tế Thế giới
Vị trí của Indonesia trong chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ
06:30' - 04/01/2018
Báo Jakarta Post đăng bài phân tích của tác giả Bradley Wood thuộc Đại học quốc gia Australia với tựa đề “Indonesia chưa được coi trọng trong chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ”.
-
Kinh tế Thế giới
Cách tiếp cận của Mỹ trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
06:02' - 03/01/2018
Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ được xây dựng dựa trên đánh giá về sự thừa nhận sức mạnh đang lên của Trung Quốc trong khu vực như một đối thủ cạnh tranh toàn cầu của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại thế giới 2017: "Nước Mỹ trước tiên" xáo trộn thế giới
10:53' - 25/12/2017
Thế giới bước vào năm 2017 với nhiều âu lo khi tỷ phú Donald Trump, một người chưa có kinh nghiệm chính trường, trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21'
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.