APEC 2017: Tạo động lực mới trong phát triển nguồn lực kinh tế khu vực
Ngày 22/8, cuộc họp thường niên Nhóm công tác APEC về Chính sách An ninh lương thực (PPFS) thuộc khuôn khổ Tuần lễ An ninh lương thực và đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ chính thức khép lại, với sự đồng thuận từ đại biểu các nước về Kế hoạch hành động thực hiện khung chiến lực APEC giai đoạn 2018–2025 về ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển nông thôn – đô thị để tăng cường an ninh lương thực và chất lượng thực phẩm.
Ông JongHa Bae, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) tại Việt Nam cho biết, những năm gần đây, sự bùng nổ dân số thế giới cùng những biến động trong thu nhập trên đầu người khiến giá lương thực trên đà tăng mạnh.Mặt khác, những bất lợi đến từ thiên tai, dịch hại và tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đã và đang gây bất lợi lên hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản lượng nông sản toàn cầu, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, tác động tiêu cực đến an ninh lương thực và sự bình ổn thị trường trên toàn thế giới.
Theo thống kê của FAO, đất nông nghiệp bình quân đầu người dự kiến giảm từ mức 0,22 ha xuống còn 0,18 ha vào năm 2050; trong khi, tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 50 – 70%.Bên cạnh đó, năng suất của một số mặt hàng lương thực quan trọng như gạo, lúa mì và cá sẽ giảm mạnh do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Khối thành viên APEC chịu nhiều ảnh hưởng do vị trí địa lý và nền kinh tế chung phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.
Ông Pruthipong Poonthrigobol, Trưởng Nhóm công tác về Chính sách An ninh lương thực nhấn mạnh, thực tế này đòi hỏi cấp thiết một kế hoạch hợp tác tầm khu vực nhằm tập trung toàn bộ nguồn lực từ các nền kinh tế thành viên để xây dựng một chiến lực chung trong công tác bình ổn thị trường, phát triển nông thôn – đô thị, bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp, ứng phó thiên tai và chống lãng phí lương thực.Theo đó, kế hoạch hành động cụ thể sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực: nghiên cứu và tìm hướng giải quyết mối tương quan giữa an ninh lương thực và biến đổi khí hậu; quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; phát triển nông thôn – đô thị bền vững; thúc đẩy đầu tư nông nghiệp và ổn định thị trường thực phẩm trong khu vực; hài hoà các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và chống lãng phí lương thực.Qua đó, mục tiêu đặt ra là hoàn thành hai nhiệm vụ lớn: huy động nguồn lực và kêu gọi hợp tác kinh tế giữa các thành viên để phát triển chuỗi giá trị thực phẩm APEC bền vững, góp phần bảo vệ an ninh lương thực, đồng thời, phát triển nông thôn – đô thị và tăng cường chất lượng thực phẩm.
Trong công tác huy động hợp tác khu vực, PPFS đặt mục tiêu nâng cao năng lực của các nền kinh tế đang phát triển thông qua các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật và giao lưu với các nền kinh tế phát triển để phổ biến phương pháp tiên tiến trong tiếp cận và giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh lương thực và biến đổi khí hậu.Qua đó, tăng cường khả năng thích ứng, đối phó với thiên tai, đảm bảo năng suất và cải thiện thu nhập của nông dân khu vực. Bên cạnh đó, Nhóm cũng sẽ tiến hành nghiên cứu khoảng cách trong điều kiện kinh tế của từng thành viên để xây dựng một khung hỗ trợ hiệu quả về phương tiện, công nghệ và nhân lực cho toàn khu vực dựa trên cơ cấu hiện tại của APEC cùng sự hợp tác của các cơ sở nghiên cứu, học viện và các tổ chức đa phương trong khu vực và trên toàn cầu.
Trong công tác phát triển nông thôn – đô thị và tăng cường chất lượng thực phẩm, PPFS đặt mục tiêu thông qua phương pháp tiếp cận các loại hình nông nghiệp và các chuỗi giá trị toàn diện để tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp trang trại và ngoài trang trại; cải thiện năng lực nông dân và ngư dân; đa dạng hoá cây trồng, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng và xúc tiến thương mại, tài chính, kết nối kinh tế trong khu vực.Bên cạnh đó, thông qua áp dụng chính sách đối với công tác quản lý tài nguyên đất, rừng, thủy sản để thúc đẩy công tác bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, kế hoạch kêu gọi sự phối hợp liên ngành giữa các cấp lãnh đạo, các cơ sở hành chính nông thôn và đô thị với PPFS để tiến hành cải cách hiệu quả công tác quản lý, nâng cao chất lượng hạ tầng xã hội, cung cấp vốn kinh doanh và bồi dưỡng phúc lợi cho người có hoàn cảnh khó khăn, thu hẹp khoản cách giàu-nghèo, cân bằng khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội giữa thành thị và nông thôn.
Ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tuy chương trình hành động lần này không mang tính ràng buộc mà do mỗi nền kinh tế tự đề xuất trên cơ sở ưu tiên trong nước và ngân sách sẵn có, nhưng ông Long tin tưởng với quyết tâm chung của các nền kinh tế thành viên trong nhiệm vụ kiến tạo chuỗi giá trị lương thực toàn cầu và bền vững, kế hoạch sẽ thuận lợi tạo đòn bẫy thúc đẩy liên kết khu vực, qua đó, giải quyết các thách thức liên quan đến an ninh lương thực và thích ứng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.Đặc biệt, Việt Nam với tư cách là nền kinh tế chủ nhà của APEC 2017 sẽ đi đầu trong việc tham gia hợp tác và đóng góp các nguồn lực kinh tế, xã hội để phục vụ lợi ích chung của toàn khu vực.Theo kế hoạch, giai đoạn đầu của chương trình hành động sẽ được tiến hành ngay khi hoạt động của APEC 2017 kết thúc tại Việt Nam./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Xây dựng khung trách nhiệm chung để thanh toán bệnh lao trong khu vực
19:30' - 22/08/2017
Chiều 22/8, Nhóm công tác y tế APEC tổ chức Đối thoại chính sách về “Tăng cường công tác phòng chống lao và lao kháng thuốc ở khu vực APEC” nhằm đưa ra những khuyến nghị với các nhà lãnh đạo APEC.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tiêu chuẩn, kỹ thuật quốc tế
17:28' - 22/08/2017
Các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần chủ động hơn trong việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trên thị trường xuất khẩu cũng như trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Việt Nam và Úc ký hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp
20:53' - 21/08/2017
Ngày 21/8, Lễ ký kết Ý định thư về thực hiện hợp tác nghiên cứu nông nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc giai đoạn 2017–2027.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc triển lãm APEC về sản phẩm lương thực, công nghệ mới trong nông nghiệp
20:34' - 21/08/2017
Ngày 21/8, tại Cần Thơ đã khai mạc triển lãm APEC về sản phẩm lương thực, công nghệ mới trong nông nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.