Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quản lý thị trường cần thích ứng nhanh phương án làm việc mới
Thực hiện theo Nghị định 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, chiều 17/3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị chuyển giao nguyên trạng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố thuộc Tổng cục Quản lý thị trường về UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thành lập Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho hay, triển khai nhiệm vụ của Bộ Chính trị khi chuyển giao lực lượng quản lý thị trường về địa phương, ngay sau khi có chỉ đạo của Bộ Công Thương, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành tập trung ngay vào công việc, tiếp nhận nguyên trạng, không để gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiếm soát của lực lượng quản lý thị trường.
Thành phố Hà Nội đã ký biên bản chuyển giao từ Bộ Công Thương và ngay sau đó giao sở, ngành tiến hành tham mưu trình tổ chức bộ máy hoạt động, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ cho Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội. Đến thời điểm này, cơ bản các nhiệm vụ tiếp nhận quản lý thị trường Hà Nội đã được thực hiện thành công.
Bà Nguyễn Thị Hiền - Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh cho biết, với vai trò là đơn vị tiếp nhận Chi cục Quản lý thị trường Quảng Ninh, Sở Công Thương đánh giá rất cao sự phát triển cũng như những kết quả mà quản lý thị trường đạt được, nhiều sự vụ phức tạp, quy mô lớn, liên tỉnh đã được lực lượng xử lý nghiêm, góp phần xây dựng thị trường lành mạnh, trong sạch, tạo động lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Với đặc thù là tỉnh duy nhất có đường biên giới cả trên biển, trên bộ, trên không... đây là những lợi thế song cũng là thách thức tiềm ẩn những nguy cơ về buôn lậu, gian lận thương mại với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp... Tuy nhiên, lực lượng quản lý thị trường đã bám sát, theo dõi sát sao để phát hiện, kiểm tra, kịp thời ngăn ngừa và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương của Bộ Công Thương về việc bàn giao quản lý thị trường về địa phương, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Quản lý thị trường Quảng Ninh, ký biên bản tiếp nhận nguyên trạng quản lý thị trường; bố trí sắp xếp lực lượng duy trì hoạt động kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, không bỏ trống địa bàn... Bà Nguyễn Thị Hiền nhấn mạnh, thời gian tới, Sở Công Thương Quảng Ninh sẽ kế thừa, phát huy những kết quả mà lực lượng quản lý thị trường Quảng Ninh xây dựng trong những năm qua, từ đó, xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh, trở thành một trong những lực lượng chủ công trong phòng, chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ghi nhận, đánh giá cao hoạt động cũng như kết quả của lực lượng quản lý thị trường trong những năm qua. Nhiều vấn đề, vụ việc phức tạp đã được xử lý khá tốt, từ đó củng cố được niềm tin của cấp ủy, chính quyền và nhân dân với lực lượng quản lý thị trường, góp phần lành mạnh hóa thị trường, tạo môi trường bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh. "Những năm qua, lực lượng đã không quản ngại khó khăn, thể hiện bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm và năng lực chuyên môn, luôn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Những đóng góp của lực lượng đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ổn định thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên biểu dương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, quản lý thị trường và lực lượng quản lý thị trường địa phương vẫn còn những hạn chế cần hoàn thiện và rút kinh nghiệm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong giai đoạn mới. Đáng lưu ý, việc chuyển giao này không làm thay đổi nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng quản lý thị trường mà chỉ thay đổi về mô hình hoạt động nhưng đòi hỏi lực lượng cần có sự thích ứng nhanh chóng, sẵn sàng đổi mới phương pháp làm việc để phù hợp với nhiệm vụ mới.Để lực lượng quản lý thị trường tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong bối cảnh phức tạp trên môi trường mạng, Bộ trưởng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố; Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc tham mưu, ban hành hoặc sửa đổi bổ sung các quy định hiện hành của pháp luật và những cơ chế chính sách trong quản lý thị trường trong nội địa, nhất là chuyên môn, chế độ chính sách đối với công chức chuyên môn trong toàn lực lượng.
Bên cạnh đó, chú trọng xử lý vấn đề liên quan đến bàn giao quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công và chuyển tiếp quản lý dự án đầu tư công của các Cục Quản lý thị trường chuyển về địa phương quản lý. Đồng thời, sớm kiện toàn cơ cấu tổ chức và cán bộ để các Chi cục Quản lý thị trường ổn định bộ máy, không để bị ảnh hưởng hoặc gián đoạn kiểm tra, kiểm soát thị trường. Mặt khác, chỉ đạo các sở, ban, ngành chức năng ở địa phương quan tâm, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường để phát huy hết sức mạnh của các đơn vị nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhất là vấn đề sử dụng hiệu quả tài sản, tài chính. Đối với cán bộ Chi Cục Quản lý thị trường trong bối cảnh mới, Bộ trưởng đề nghị tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Bộ Công Thương cam kết tăng cường phối hợp với địa phương nhất là trong xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến chuyên môn, chế độ chính sách cho công chức, cán bộ quản lý thị trường. Định hướng trọng tâm hàng năm, kiểm tra, kiểm soát, chuyên ngành để hoạt động quản lý thị trường có hiệu lực, hiệu quả. “Với truyền thống tốt đẹp cùng sự cố gắng, tinh thần trách nhiệm, giai đoạn mới, lực lượng quản lý thị trường sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy những thành tích đạt được, xứng đáng trở thành lực lượng nòng cốt trong quản lý thị trường. Kiến tạo xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ.- Từ khóa :
- bộ công thương
- quản lý thị trường
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Bộ Công Thương xem xét xử lý vụ việc liên quan đến kẹo rau củ Kera
13:58' - 15/03/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) đã khẩn trương vào cuộc, tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh vụ việc liên quan đến kẹo rau củ Kera.
-
Chính sách mới
Bộ Công Thương kiến nghị về Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen
22:12' - 05/03/2025
Năng lượng hydrogen là nguồn năng lượng mới đang được một số nước phát triển trên thế giới nghiên cứu (chủ yếu ở mức thử nghiệm) nên chưa có nhiều ứng dụng mới tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phát triển Côn Đảo sáng, xanh, sạch, đẹp, hiện đại tầm quốc tế
20:10' - 03/05/2025
Chiều 3/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu về tình hình kinh tế - xã hội và giải quyết các đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp cho ý kiến về tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp
15:25' - 03/05/2025
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII, về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Cánh cửa mở ra chương phát triển mới cho “Hòn ngọc Viễn Đông”
13:11' - 03/05/2025
Với bề dày lịch sử hơn một thế kỷ trải qua nhiều lần chia tách, sáp nhập, Bình Dương đã khẳng định tinh thần tiên phong và khả năng thích ứng vượt bậc.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam
11:54' - 03/05/2025
Thành phố Đà Nẵng sẽ chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ Trung tâm tài chính quốc tế, nghiên cứu khai thác Tòa nhà ICT tại Khu Công viên phần mềm số 2 để tổ chức hoạt động Trung tâm tài chính quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Đầu tư công: Bổ sung quy định chi phí chuẩn bị giải phóng mặt bằng
19:40' - 02/05/2025
Dù đã nỗ lực tháo gỡ, nhưng theo phản ánh của nhiều địa phương, giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc nổi cộm ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư công
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài cuối: Sức bật từ hạ tầng
18:41' - 02/05/2025
Một loạt siêu dự án được TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị khởi công sẽ tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói riêng, khu vực phía Nam và cả nước nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 2: Kỳ vọng từ Trung tâm tài chính quốc tế
18:21' - 02/05/2025
Việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tạo lập cực tăng trưởng mới trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính sắp tới.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 1: Từ “xé rào” đến “đầu tàu” kinh tế
18:20' - 02/05/2025
Với tinh thần chủ động sáng tạo từ cơ sở, “làm cho sản xuất bung ra”, TP. Hồ Chí Minh đã tạo ra những "bước đột phá đầu tiên" của quá trình đổi mới, từng bước trở thành “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI góp phần bứt phá tăng trưởng kinh tế
14:30' - 02/05/2025
Việc khai thác hiệu quả các nguồn lực; trong đó, có nguồn vốn FDI sẽ giúp đất nước tăng tốc, bứt phá cho giai đoạn tiếp theo đạt mục tiêu đề ra là tăng trưởng 2 con số.