APEC 2017: Truyền thông Thái Lan đánh giá cao vai trò nước chủ nhà Việt Nam
Theo báo trên, sau hơn 3 thập kỷ cải cách kinh tế, Hội nghị Cấp cao APEC lần này diễn ra tại Việt Nam có tầm quan trọng lớn về mặt kinh tế và chiến lược khi thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Theo bài viết, tại hội nghị lần này, Việt Nam sẽ có 4 mục tiêu chính.
Thứ nhất, trong bối cảnh xu thế bảo hộ mậu dịch và chủ nghĩa dân túy gia tăng, Việt Nam phải nắm bắt cơ hội gặp gỡ các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế thành viên APEC để thúc đẩy tiến trình hợp tác trở nên có hiệu quả và hiệu lực.
Thứ hai, các nỗ lực nhằm giảm bớt rào cản thương mại và tăng cường tự do hóa đầu tư phải được tiếp tục, trong bối cảnh APEC đang tiến vào thập kỷ thứ 4 của sự phát triển.
Thứ ba, để duy trì tăng trưởng kinh tế, Việt Nam phải tận dụng cơ hội này để thúc đẩy hơn nữa thương mại song phương nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Cuối cùng, Đà Nẵng được xem là thành phố cảng nổi tiếng nhất của Việt Nam, và sẽ được coi là điểm kết nối Đông Nam Á với phần còn lại của thế giới trong tương lai. Bên cạnh hợp tác kinh tế, Hội nghị Cấp cao APEC lần này cũng đem lại một cơ hội có một không hai.
Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Đà Nẵng, Việt Nam có thể cho thấy sự tinh tế về mặt ngoại giao, vốn đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Ngoài ra, theo tờ Bangkok Post, Việt Nam cũng sẽ tận dụng Hội nghị Cấp cao APEC lần này để hối thúc Washington đưa ra một lập trường rõ ràng hơn về tự do hóa thương mại và đầu tư. Kể từ khi ông Trump trở thành Tổng thống, Mỹ đã phát đi các tín hiệu chưa rõ ràng về cách thức mà nền kinh tế số 1 thế giới cam kết với các nền kinh tế khác.
Đối với khu vực này, việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một đòn giáng mạnh nhất vào chính sách tự do thương mại của Mỹ, gây ra các đồn đoán về một tương lai có xu hướng bảo hộ.
Với tư cách nước chủ nhà APEC 2017, Việt Nam được cho là sẽ thúc đẩy đàm phán giữa 11 nước còn lại trong TPP, tìm kiếm các cam kết hơn nữa rằng thỏa thuận thương mại phải được tiếp tục, ngay cả khi không có sự tham gia của Mỹ.
Bài viết kết luận thành công của Hội nghị Cấp cao APEC sẽ tăng cường hơn nữa vai trò dẫn đầu của Việt Nam trong Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), diễn ra sau đó.
Việt Nam đang chuẩn bị cho chức Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, nhằm đảm bảo rằng khối này sẽ phối hợp trong các cách thức hữu hình nhằm tăng cường vai trò chủ chốt của ASEAN và các quan hệ với bên ngoài, cũng như các hoạt động xây dựng cộng đồng bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên cũ và mới của ASEAN./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn tuần lễ cấp APEC 2017 tại Tây Nguyên
21:45' - 30/10/2017
Ngày 30/10, Tổng cục Cảnh sát, Bộ công an tổ chức Hội nghị tổng kết đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, triệt phá các băng nhóm sử dụng vũ khí, hung khí gây án tại các địa bàn Tây Nguyên.
-
Đời sống
Ai là người tạo ra tác phẩm đại diện cho Việt Nam tại "Vườn tượng APEC 2017"?
17:12' - 30/10/2017
Bức tượng của chủ nhà Việt Nam mang tên “Khởi nguyên” của tác giả Lê Lạng Lương (Đại học Mỹ thuật Hà Nội) được lựa chọn sau khi vượt qua nhiều mẫu tượng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự Tuần lễ cấp cao APEC 2017
11:16' - 30/10/2017
Ngày 30/10, Công an tỉnh Ninh Bình tổ chức phát động tháng cao điểm đảm bảo an ninh, trật tự Tuần lễ cấp cao APEC 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai trương Trung tâm Báo chí Quốc tế Tuần lễ Cấp cao APEC 2017
17:53' - 28/10/2017
Đúng 17 giờ ngày 28/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cắt băng khai trương Trung tâm Báo chí Quốc tế Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.
-
Doanh nghiệp
APEC 2017: Cơ hội tốt cho các ngành công nghiệp Việt Nam
09:36' - 27/10/2017
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang mở ra những cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54' - 07/07/2025
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.