Thêm nhiều nước, vùng lãnh thổ cấm nhập khẩu thịt từ Brazil
Trong khi đó, Hàn Quốc lại dỡ bỏ lệnh cấm tạm thời đối với gia cầm của Brazil.
Thông báo ngày 21/3 của Đại sứ quán Nhật Bản tại Brazil cho biết, nước này đã đình chỉ vô thời hạn việc nhập khẩu thịt gia cầm và các sản phẩm thịt khác từ 21 nhà máy chế biến thịt của Brazil đang trong diện bị điều tra.
Mexico cũng thông báo đình chỉ nhập khẩu thịt gia cầm của Brazil từ ngày 19/3 vì nước này vốn không nhập khẩu thịt bò và thịt lợn từ Brazil. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ thịt bò lớn nhất của Brazil là Hong Kong cũng cho biết đã đình chỉ tạm thời các sản phẩm thịt và gia cầm đông lạnh từ Brazil.
Ngoài ba thị trường trên, Trung Quốc, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu và Nga trước đó đã tạm ngừng nhập khẩu thịt từ Brazil do lo ngại vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, Hàn Quốc ngay sau đó đã dỡ bỏ lệnh cấm tạm thời đối với gia cầm sau khi phía Brazil cung cấp các giấy tờ kiểm tra chất lượng xác nhận rằng chưa từng có gia cầm hỏng nhập khẩu từ Brazill vào nước này.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, trong một thông cáo ngày 21/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) đã yêu cầu Brazil tiến hành điều tra toàn diện, công khai, minh bạch về vụ việc nêu trên và thông tin kịp thời cho phía Trung Quốc, đồng thời triển khai các biện pháp kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc an toàn và đáng tin cậy.
Cùng ngày, Argentina cũng cho biết đã sẵn sàng siết chặt các biện pháp kiểm tra chất lượng thông thường.
Trước phản ứng của các thị trường, cảnh sát liên bang Brazil và Bộ Nông nghiệp nước này khẳng định, vấn đề vệ sinh và hối lộ trong ngành đóng gói thực phẩm của nước này chỉ là vụ việc cá biệt chứ không mang tính chất toàn hệ thống. Dù thừa nhận vụ việc rất "đáng xấu hổ", song Tổng thống Brazil Michel Temer (Mi-sen Tê-mê) cũng nhận định số nhà máy dính líu đến vụ bê bối là rất nhỏ.
Vụ bê bối thịt bẩn tại Brazil được báo chí đưa tin hôm 18/3 vừa qua sau khi cảnh sát nước này thông báo phát hiện một đường dây nhận hối lộ để cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm thịt ôi thiu, không đạt chất lượng để tuồn ra thị trường tiêu thụ, cũng như cho phép các cơ sở sản xuất sử dụng chất gây ung thư để làm các sản phẩm chế biến từ thịt có màu đẹp và mùi thơm. Một nhà máy giết mổ thịt gia cầm và hai nhà máy sản xuất xúc xích đã buộc phải đóng cửa.
21 nhà máy đang bị điều tra và 33 nhân viên Bộ Nông nghiệp bị tình nghi dính líu tới đường dây nhận hối lộ này đã bị đình chỉ công tác và bị tạm giam để phục vụ điều tra.
Với khoảng 4.000 nhà máy giết mổ và sản xuất thịt và thị trường mở rộng tới 150 quốc gia, Brazil là nước xuất khẩu thịt bò và thịt gia cầm số 1 thế giới, đồng thời đứng thứ 4 về xuất khẩu thịt lợn. Kim ngạch xuất khẩu thịt của Brazil lên tới 11,6 tỷ USD vào năm ngoái, chiếm 0,7% kim ngạch xuất khẩu của nước này.
>>>Chính phủ Brazil cam kết đảm bảo chất lượng sau vụ bê bối thịt "bẩn"
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bê bối thịt "bẩn" tại Brazil: Trung Quốc và Hàn Quốc tuyên bố ngừng nhập khẩu
08:24' - 21/03/2017
Trung Quốc đã đưa ra quyết định đình chỉ ngay lập tức việc nhập khẩu thịt từ Brazil và coi đây là giải pháp “an toàn” cho người tiêu dùng.
-
Chuyển động DN
Odebrecht: Vì sao tập đoàn hình mẫu kinh doanh của Brazil rơi vào bờ vực phá sản?
19:27' - 20/03/2017
Đối mặt với những lời tố cáo tới tấp và các khoản nợ bạc triệu, tập đoàn Odebrecht của Brazil đã rơi từ vị thế doanh nghiệp xây dựng số 1 Mỹ Latinh tới bờ vực phá sản chỉ trong vòng hai năm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Brazil cam kết đảm bảo chất lượng sau vụ bê bối thịt "bẩn"
11:16' - 20/03/2017
Ngày 19/3, Chính phủ Brazil khẳng định chất lượng thịt của nước này vẫn đảm bảo và các nhà máy giết mổ và sản xuất thịt phục vụ xuất khẩu sẵn sàng mở cửa để các nước nhập khẩu kiểm định nếu muốn.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Brazil họp khẩn cấp sau bê bối về chất lượng thịt
12:17' - 19/03/2017
Một người phát ngôn Phủ Tổng thống Brazil cho biết Tổng thống Temer lo ngại vụ bê bối có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động xuất khẩu thịt của quốc gia Nam Mỹ này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.