Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV: Xử lý nợ xấu giúp khơi thông nguồn lực tồn đọng
Nhiều ý kiến cho rằng, Nghị quyết 42 đã phát huy hiệu quả, giúp khơi thông nguồn lực tồn đọng và dần đi vào cuộc sống. Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV, phóng viên TTXVN đã ghi lại những đánh giá của các đại biểu Quốc hội về vấn đề này.
Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Đoàn Quảng Trị): Khơi thông nguồn lực tồn đọng
Nghị quyết 42 ra đời đã kịp thời giải quyết vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu do các luật hiện hành khác chưa kịp điều chỉnh. Mặc dù, được triển khai chưa đầy 1 năm, nhưng kết quả đạt được rất khả quan.
Chính vì vậy, đã khơi thông được nguồn lực bị tồn đọng trong nhiều năm (tổng giá trị nguồn lực bị tồn đọng lên tới 10% tổng dư nợ tín dụng).
Bên cạnh đó, nhờ khơi thông được nguồn lực này sẽ tạo ra thêm các tác dụng như: bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế; các ngân hàng thương mại có điều kiện giảm lãi suất, bởi thu nhập của các ngân hàng thương mại sẽ tăng lên thông qua việc xử lý nợ xấu. Trên thực tế, hệ thống các ngân hàng thương mại cũng đã điều chỉnh giảm lãi suất trong thời gian vừa qua. Đây cũng chính là động lực để thúc đẩy tăng đầu tư cho nền kinh tế.Các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tốt hơn với lãi suất ưu đãi hơn. Đồng thời, cũng làm tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế.
Trước đây, khi chưa có Nghị quyết 42, các Ngân hàng thương mại chỉ bán được nợ xấu cho Công ty VAMC. Nhưng sau khi có Nghị quyết 42, các ngân hàng thương mại thấy rằng họ có đủ năng lực để thực hiện xử lý khoản nợ xấu đó.Như vậy, hiện không chỉ có VAMC thực hiện xử lý nợ xấu mà ngay cả các Ngân hàng thương mại cũng tham gia xử lý nợ xấu. Nhờ đó, việc xử lý nợ xấu được triển khai rộng hơn, đồng đều hơn và được giải quyết nhanh hơn.
Tuy nhiên, mặc dù Nghị quyết 42 đã được ban hành và dần di vào cuộc sống, nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn một số vướng mắc. Cụ thể, đến thời điểm này vẫn chưa có văn bản hướng dẫn của các cơ quan tư pháp để hướng dẫn trình tự rút gọn khi xử lý các vụ việc có liên quan đến nợ xấu.Ngoài ra, các cơ quan thực thi ở cấp dưới vẫn chưa thực sự gắn kết với các tổ chức tín dụng để cùng vào cuộc... Đó là những vướng mắc theo tôi cần phải tháo gỡ sớm trong thời gian tới để Nghị quyết 42 thực sự đi vào cuộc sống, là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Quốc hội và các Uỷ ban của Quốc hội sẽ có chương trình giám sát xem Nghị quyết 42 đã thực sự đáp ứng đầy đủ chưa và còn vướng mắc gì chưa được thực hiện. Trên cơ sở đó, để có những điều chỉnh, sửa đổi bổ sung kịp thời.Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội): Xử lý nợ xấu theo con đường của thị trường
Nghị quyết 42 đã tháo gỡ cho hệ thống ngân hàng rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, có nhiều khoản vay không nhất thiết phải qua thông qua toà án mà có thể trực tiếp các ngân hàng xử lý với khách hàng.
Như vậy, nó đã đơn giản hơn rất nhiều. Để thực hiện được việc tự xử lý như vậy thì bản thân phương thức đó phải được thị trường tương đối chấp nhận. Tức là, đưa khoản nợ xấu đó bán ra thị trường và bản thân người có nợ cũng chấp nhận được.
Bên cạnh đó, thực tế nền kinh tế trong năm 2018 có nhiều yếu tố phục hồi, đặc biệt là thị trường bất động sản. Khi thị trường tốt hơn thì nó dễ làm cho việc giải quyết tình trạng vỡ nợ bằng các quan hệ thị trường chứ không phải xử lý thông qua quan hệ toà án. Tôi kỳ vọng, nếu giải quyết được bằng con đường đó là tốt nhất, còn không thì buộc phải giải quyết thông qua toà án. Mặc dù Nghị quyết 42 cho thấy, việc giải quyết các thủ tục một cách rút gọn hơn, nhưng chưa chắc đã nhanh được. Bởi không chỉ có toà án mà còn có các cơ quan khác cùng tham gia xử lý nợ xấu. Như vậy, cần phải có sự vào cuộc đồng bộ của tất cả các cơ quan. Thực tế hiện nay, các cơ quan này đều đang "quá tải".Điều mà tôi kỳ vọng là Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan này phối hợp với nhau đẩy nhanh hơn quá trình giải quyết xử lý nợ xấu không cần thông qua con đường tranh tụng mà qua con đường thị trường (tức là ngân hàng tự giải quyết với khách hàng) thông qua Nghị quyết 42.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Cho ý kiến về xử lý tài sản kê khai không trung thực
20:32' - 31/05/2018
Chiều 31/5, các đại biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV: Tạo điều kiện thu hút người tài vào ngành sư phạm
15:34' - 29/05/2018
Sáng 29/5, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
-
Ý kiến và Bình luận
Bên lề Quốc hội: Hệ thống đường sắt phải có tính đồng bộ cao
17:27' - 28/05/2018
Nói về giải pháp cho ngành đường sắt, đặc biệt khi thời đại 4.0 đang tới, chúng ta đang trong thời kỳ quá độ, muốn làm phải có tính đồng bộ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Tranh luận sôi nổi tại nghị trường
20:18' - 26/05/2018
Trong ngày 26/5, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam: Mức thuế đối ứng của Hoa Kỳ chưa phù hợp với thực tế hợp tác giữa hai nước
08:13'
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: "Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ".
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quốc lộ 50: Phải giải quyết mặt bằng để kịp thông xe cuối 2025
20:50' - 03/04/2025
Hiện dự án vẫn đang vướng mặt bằng, phải có đủ mặt bằng trước 30/4 tới, chủ đầu tư mới có điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công, kịp hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
20:40' - 03/04/2025
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Quyết định số 939/QĐ-BCT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
20:35' - 03/04/2025
Nhiệm vụ của Hội đồng gồm xác định ưu tiên chiến lược, cơ chế, chính sách lớn trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của ngành công thương
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh ứng phó với thuế suất mới của Mỹ
19:51' - 03/04/2025
Việc chuyển hướng sản xuất không phải một sớm, một chiều, song đã được nhiều doanh nghiệp triển khai lâu nay để ứng phó với biến động thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam để Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone trong 2 ngày
19:50' - 03/04/2025
Đồng chí Khamtay Siphandone là một trong những nhà lãnh đạo tiên phong trong công cuộc gây dựng con đường cách mạng của Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian đàm phán mức thuế quan để hai bên cùng có lợi
19:40' - 03/04/2025
Ngày 2/4/2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, các mức thuế đối ứng sẽ có hiệu lực từ ngày 9/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Giải ngân nhanh nhưng phải đảm đảm chặt chẽ, đúng quy định
19:33' - 03/04/2025
Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung hơn nữa cho các công trình trọng điểm, nhất là các tuyến cao tốc, tuyến đường ven biển.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho giải ngân vốn đầu tư công
19:02' - 03/04/2025
Hiện, Bộ Tài chính đang khẩn trương rà soát, trình cơ quan thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho việc triển khai thực tế.