Bên lề Quốc hội: Hệ thống đường sắt phải có tính đồng bộ cao
Liên tiếp trong thời gian gần đây đã xảy ra 4 vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân cũng như của nhà nước.
Điều này cho thấy ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông cũng như trách nhiệm của ngành giao thông còn nhiều bất cập.
Phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn Bến Tre) để làm rõ vấn đề này.
BNEWS: Thời gian qua, các vụ tai nạn giao thông đường sắt liên tiếp xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng. Theo ông, đâu là nguyên nhân?
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Trong thời gian qua, đã xảy ra một số vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tài sản và tính mạng của người dân và người lái tàu. Các nguyên nhân và đánh giá chính thức sẽ do các cơ quan có thẩm quyền.Tuy nhiên, theo cách tiếp cận của tôi thấy có một số nguyên nhân sau: Hệ thống quy định bảo đảm cho vận hành và an toàn đường sắt chưa hoàn thiện. Đây là một trong những vấn đề hàng đầu, cần phải tiến hành nghiên cứu hoàn thiện ngay.
Nguyên nhân nữa là do chúng ta đã duy trì quá lâu các quy định cũ từ thời bao cấp đến giờ, chậm đổi mới. Nguyên nhân thứ ba là hạ tầng kỹ thuật cơ sở quá kém từ máy tàu, đoàn tàu, hệ thống đường sắt...
Khi so sánh với hệ thống đường sắt thế giới, có thể thấy đây là hệ thống đường sắt lạc hậu bậc nhất, trong khi nền kinh tế chúng ta đã phát triển vài chục năm nay. Một nguyên nhân nữa là ý thức tuân thủ của cán bộ, người dân trong quá trình vận hành, tham gia giao thông rất thấp.Ngay ở xung quanh thủ đô Hà Nội, tuyến đường sắt hết sức “nham nhở”, hệ thống kiến trục lộn xộn. Việc tham gia giao thông của nhiều cá nhân trên đường có liên quan đến đường ngang của đường sắt còn nhiều vi phạm pháp luật.
Các nguyên nhân trên đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập trong quá trình vận hành giao thông đường sắt, nảy sinh ra nhiều vi phạm pháp luật nói chung và xảy ra nhiều vụ tai nạn rất nghiêm trọng.
BNEWS: Theo ông, khi để xảy ra các vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng thì trách nhiệm của ngành giao thông như nào?
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Trước hết, phải khẳng định đây là trách nhiệm của trưởng ngành, trách nhiệm của Bộ trưởng đầu tiên. Vì Bộ trưởng phải tham mưu cho Nhà nước, Chính phủ hoàn thiện hệ thống giao thông đường sắt và phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức người dân; phối hợp với bộ, ngành địa phương khác để thực hiện an toàn, hiệu quả, phòng tránh tai nạn và bất trắc xảy ra.
Khi xảy ra những việc như thế này thì Bộ trưởng cần thiết lên tiếng, vào cuộc ngay lập tức. Và tôi nghĩ, ngoài động viên, thăm hỏi phải xem xét, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền báo cáo. Tôi biết, Bộ trưởng đã có chỉ đạo nhưng cần phải công bố cho báo chí và người dân biết cùng tham gia. Bởi vì, việc xây dựng hệ thống giao thông an toàn của đất nước là nhiệm vụ chung chứ không chỉ là vấn đề bí mật của ngành đường sắt hay Bộ Giao thông Vận tải.Việc phải đầu tư ngay lập tức hệ thống đường sắt hiện đại là vấn đề dài hơi. Vấn đề trách nhiệm hết sức quan trọng. Nếu chỉ coi đây là vấn đề riêng của ngành giao thông cũng không đúng, coi là nhiệm vụ của địa phương không đúng, coi là nhiệm vụ của người tham gia giao thông thông cũng là không đúng. Đây là vấn đề của toàn xã hội.
BNEWS: Theo ông cần có giải pháp gì để tránh xảy ra những vụ tai nạn đường sắt không mong muốn? Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Nói về giải pháp cho ngành đường sắt, đặc biệt khi thời đại 4.0 đang tới, theo tôi, chúng ta đang trong thời kỳ quá độ, muốn làm phải có tính đồng bộ cao.Ví dụ, toàn bộ hệ thống con tàu, đường tàu phải đồng bộ. Nếu chỉ bố trí các phương tiện theo 4.0 cho đường ngang, ngõ tắt trong khi có con tàu lạc hậu, đường sắt lạc hậu và bản thân ý thức còn rất lạc hậu thì tôi nghĩ không đồng bộ.
Củng cố hệ thống đường sắt phải từ thể chể, cho đến hạ tầng kỹ thuật, công nghệ và đến ý thức tuân thủ, ý thức trách nhiệm, ý thức pháp luật và thậm chí cả vấn đề đạo đức xã hội.
Sau vụ việc này, trước hết chúng ta phải tiến hành rút kinh nghiệm ngay. Trong quá trình đó, ngành đường sắt nói riêng và Bộ Giao thông Vận tải phải chủ trì với các bộ ngành nghiên cứu đề án khả thi, báo cáo với Chính phủ về việc củng cố hệ thống đường sắt, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, đồng thời nâng cấp các quy định và tăng cường hơn nữa ý thức trách nhiệm cũng như ý thức của công dân.
BNEWS: Xin cảm ơn ông!
Những vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọngTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chồng chéo vai trò quản lý khiến cổ phần hóa doanh nghiệp chậm tiến độ
16:51' - 28/05/2018
Theo nhiều đại biểu Quốc hội, sự thiếu minh bạch giữa vai trò chủ sở hữu và chức năng quản lý của các bộ, ngành đối với doanh nghiệp nhà nước khiến phát sinh tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi".
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã có sự bứt phá
13:42' - 26/05/2018
Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV, sáng 26/5, phóng viên TTXVN đã ghi lại những ý kiến của các đại biểu quốc hội về tình hình thực triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV: Phải có hình thức bảo vệ người tố cáo
13:41' - 24/05/2018
Sáng 24/5, tại Hà Nội, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.