Canada tìm kiếm hợp tác phát triển thương mại tự do
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng triển vọng đàm phán thương mại của Canada vẫn không cải thiện được nhiều. Chính sách thương mại đầy tham vọng của Canada đã bị Trung Quốc từ chối thẳng thừng. Đây có thể là thời điểm tốt để Canada xem xét lại các mục tiêu thương mại tổng thể của Thủ tướng Justin Trudeau.
Kể từ khi hiệp định Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) bị đe doạ bởi Tổng thống Donald Trump, chính sách quan hệ công chúng của Canada dần di chuyển từ Mỹ sang Trung Quốc nhằm tìm kiếm một thị trường khổng lồ thay thế cho lỗ hổng thương mại.
Tuy nhiên hiện nay, cả ba cơ hội hợp tác thương mại tự do của Canada đều đi vào ngõ cụt. Hiệp định NAFTA dường như chưa có kết quả. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang ở trong trạng thái “treo”. Chiến dịch dài hạn nhằm tìm kiếm sự hợp tác của Trung Quốc cũng chẳng có nhiều triển vọng ngay cả sau khi Thủ tướng Trudeau đến Bắc Kinh để trình bày chính sách thương mại đầy triển vọng của Canada.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp rất thất vọng và lo lắng. Tuy nhiên, những cuộc gặp gỡ của chính phủ Trudeau thực sự có thể có những tác động khả quan trong dài hạn. Thủ tướng và các cố vấn của ông đang quá để tâm tới những vấn đề không ảnh hưởng đến các nguyên tắc tự do thương mại.
Theo bài báo, luật lao động, văn hoá, vấn đề bình đẳng giới và luật bảo vệ môi trường không nên chiếm chỗ trong các hiệp định thương mại tự do.
Chính phủ Trudeau đang cố gắng hết sức đưa tư tưởng chủ nghĩa bảo hộ xã hội vào các hiệp định, trong khi những thỏa thuận này cần tập trung vào thương mại tự do hàng hoá và dịch vụ, nhất là trong bối cảnh thương mại toàn cầu bế tắc hiện nay cùng với chủ trương tăng cường bảo hộ của Tổng thống Trump.
Tốt hơn hết, Chính phủ Canada nên dừng lại cho tới khi tìm lại được tư duy rõ ràng dựa trên các nguyên tắc thực sự của thương mại tự do chứ không phải là các khái niệm tự do thương mại giả tạo như thương mại công bằng, thương mại cân bằng hay thương mại hai chiều.Chừng nào mà những lý thuyết cơ bản chống lại thương mại tự do còn chiếm ưu thế trong cuộc thảo luận chính trị thì cơ hội để đạt được thỏa thuận tăng cường thương mại dựa trên trao đổi tự do của Canada càng nhỏ.
Canada sẽ không bao giờ có thể đạt được mục tiêu cải thiện nền thương mại toàn cầu trong khuôn khổ các hiệp định thương mại chứa hàng chục chương bỏ qua các vấn đề phi thương mại hoặc cố gắng "cân bằng" thương mại giữa các quốc gia.Tuy không có nhiều thông tin về phản ứng của Trung Quốc đối với đề nghị của Canada, nhưng chắc chắn là Bắc Kinh không quan tâm tới bài phát biểu của ông Trudeau rằng Ottawa "cam kết tiến tới các thỏa thuận thương mại tiến bộ bao gồm những chương quy định về bình đẳng giới, môi trường và lao động ".
Thủ tướng Trudeau liên tục nhấn mạnh chính sách này là “tiến bộ” như thể những vấn đề khác như mở cửa thị trường, thắt chặt thuế quan, loại bỏ các rào cản phi thuế quan đều là những vấn đề không hề cấp bách.
Có lẽ lý do đằng sau sự từ chối của Trung Quốc là những bài diễn thuyết của Canada về việc quốc gia sử dụng than nhiều nhất thế giới cần loại bỏ than trong hệ thống năng lượng vào năm 2030, hoặc định hướng phân chia giới tính 50-50 như thế nào và tổng bình đẳng tiền lương ở tất cả các cấp độ lao động, hoặc làm thế nào Trung Quốc nên đưa luật lao động cho 1,2 tỷ người...Chương trình nghị sự tiến bộ của Chính quyền Trudeau gần đây dường như cũng là một nhân tố gây trở ngại cho TPP 11 tại cuộc họp ở Việt Nam với 11 nước thành viên. Canada đã cố gắng thúc đẩy việc thay đổi tên của TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mặc dù thỏa thuận này chưa thể coi là toàn diện (các chương về sở hữu trí tuệ và một vài điểm khác đã bị đình chỉ).Chiến dịch của ông Trudeau nhằm bổ sung các nội dung về bảo vệ lao động, bình đẳng giới, môi trường và các chương trình xã hội khác vào các thoả thuận thương mại là một nỗ lực áp đặt luật pháp đối với các nước khác trong khi sử dụng thương mại hàng hoá và dịch vụ - tiền tệ như điều kiện thương lượng.Chính quyền Trudeau dường như ép buộc các nước thành viên áp dụng các luật lao động và văn bản luật do Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hợp quốc ban hành để được xuất khẩu phụ tùng ô tô sang Canada. Đó không phải là thương mại tự do mà là áp lực thương mại.
Thật khó để các cuộc đàm phán thương mại, đặc biệt là các cuộc đàm phán đa quốc gia phức tạp có thể thành công nếu Canda vẫn giữ nguyên chương trình nghị sự đó và tiếp tục nỗ lực tìm kiếm sự "cân bằng" thương mại giữa các quốc gia.Trong thương mại quốc tế, sự cân bằng thương mại giữa hai nước thường sẽ không tồn tại trừ một vài tình huống tình cờ. Nhưng chính trị thương mại ngày nay ngày càng bị chi phối bởi ý tưởng rằng thương mại giữa hai quốc gia phải cân bằng.
Ví dụ, Trung Quốc xuất khẩu 66 tỷ USD hàng hoá sang Canada trong khi Canada chỉ xuất khẩu 20 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc. Vậy là chênh lệch thương mại giữa hai nước là 46 tỷ USD. Điều đó không quá quan trọng mặc dù nó cho thấy Canada hưởng lợi từ việc hợp tác thương mại với Trung Quốc.Tổng thống Mỹ Donald Trump và các cố vấn kinh tế hàng đầu của ông là một trong những nhà chính trị khởi xướng ý tưởng về cân bằng thương mại, đặc biệt là trong ngành sản xuất ô tô. Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho hay Mỹ có thâm hụt thương mại trong ngành xuất khẩu ô tô và phụ tùng ô tô trị giá 74 tỷ USD với Mexico và 5,6 tỷ USD với Canada.Ông cho biết tình trạng thâm hụt như vậy không thể tiếp diễn. Đó không phải là một ý tưởng tự do thương mại, mà đó là một chương trình quản lý thương mại, là chủ nghĩa tăng cường bảo hộ.
Với vị thế hiện tại, Canada không thể hy vọng nhiều vào thương mại trong tương lai. Từ các chính sách thương mại tiến bộ đến các chính sách thương mại bảo hộ, các cường quốc trên thế giới đang đối phó với các ý tưởng và mục tiêu chống giao thương tự do.Nó có thể dẫn đến những xáo trộn trong ngắn hạn, nhưng giờ dường như là thời điểm tốt để các nhà thương thuyết tạm nghỉ và chờ đợi sự xuất hiện của các chính trị gia ủng hộ thương mại tự do./.
- Từ khóa :
- canada
- thương mại tự do
- cptpp
- nafta
- tổng thống donald trump
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Canada thắt chặt kiểm duyệt đăng ký kinh doanh
06:30' - 24/12/2017
Luật sư Mora Johnson, tác giả của một nghiên cứu mới về luật đăng ký doanh nghiệp của Canada, cho hay mức độ minh bạch của doanh nghiệp là chưa thực sự đầy đủ trong thời đại ngày nay.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đang là điểm đến lý tưởng đối với các nhà đầu tư bất động sản thế giới
10:59' - 23/12/2017
Theo Tập đoàn tư vấn và quản lý bất động sản (CBRE), thị trường giao dịch bất động sản ở Canada sắp phá vỡ kỷ lục năm 2016 về mức độ hấp dẫn và sinh lời trong bối cảnh thế giới đang bất ổn.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo thế giới 2018: Canada chú trọng phát triển kinh tế
13:18' - 18/12/2017
Theo kế hoạch, phát triển kinh tế và củng cố vị thế cầm quyền vẫn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Canada trong năm 2018.
-
Chuyển động DN
Ngành khai khoáng Canada trong "cuộc chiến" bảo vệ môi trường
12:31' - 16/12/2017
Giải pháp mà các công ty khai khoáng ở Canada áp dụng trong việc cắt giảm khí thải CO2 là sử dụng các nguồn năng lượng từ pin, Mặt trời, gió hay các nguồn năng lượng sạch khác.
-
Kinh tế Thế giới
Lý do khiến Canada trì hoãn tiến trình đàm phán FTA với Trung Quốc
05:30' - 16/12/2017
Áp lực phản đối quá lớn từ trong nước khiến Thủ tướng Canada Justin Trudeau buộc phải trì hoãn kế hoạch khởi động tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ
14:28' - 05/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã đình chỉ chức vụ của Tướng Timothy Haugh - Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) kiêm Chỉ huy Bộ Tư lệnh An ninh mạng Mỹ (USCYBERCOM).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm
05:24' - 05/04/2025
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19' - 04/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15' - 04/04/2025
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40' - 04/04/2025
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35' - 04/04/2025
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.