Cấp bằng độc quyền sáng chế cho quy trình sản xuất methanol

10:39' - 05/05/2017
BNEWS Quy trình sản xuất methanol từ hỗn hợp hydro/cacbonic bằng lò phản ứng dạng màng vừa được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng độc quyền sáng chế.
Cấp bằng độc quyền sáng chế cho quy trình sản xuất methanol. Ảnh: VPI
Quy trình sản xuất methanol từ hỗn hợp hydro/cacbonic bằng lò phản ứng dạng màng của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu khí thuộc Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) vừa được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng độc quyền sáng chế.

Đây là quy trình sản xuất có hiệu suất chuyển hóa methanol cao, hạn chế được các hiện tượng chất xúc tác và tạo ra các sản phẩm phụ khác.

Theo VPI, điểm khác biệt của lò phản ứng này là tích hợp màng zeolite (gồm 3 lớp chính) bên trong ống phản ứng. Kết quả thử nghiệm cho thấy, trong cùng điều kiện vận hành, việc sử dụng lò phản ứng có màng zeolite giúp hiệu suất phản ứng chuyển hóa khí cacbonic thành methanol cao gấp đôi so với lò phản ứng thông thường.

Methanol là hoá chất đầu vào cơ bản để sản xuất sơn tổng hợp, chất dẻo, dung môi và nhiều hóa chất công nghiệp quan trọng. Trong công nghiệp hóa dầu, hợp chất MTBE sản xuất từ methanol được sử dụng làm phụ gia thay cho kim loại chì độc hại trong xăng động cơ chất lượng cao (Mogas 95, Mogas 98) và các loại nhiên liệu sạch.

Trên thế giới, quy trình sản xuất methanol từ hỗn hợp hydro/cacbonic đang được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm vì tận dụng được nguồn khí phát thải gây ô nhiễm môi trường từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy đạm, xi măng, góp phần chống biến đổi khí hậu./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục