Chi phí sản xuất ô tô ở Việt Nam cao hơn Thái Lan khoảng 20%
Ông Wail A Farghaly, Trưởng Nhóm công tác công nghiệp ô tô – xe máy thuộc Diễn đàn Doanh Nghiệp Việt Nam, các nhà sản xuất ô tô trong nước sẽ phải đối mặt với tình huống khó khăn để tiếp tục sản xuất trong nước khi dòng chảy của nhiều mẫu xe có sức cạnh tranh cao về chi phí được nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia.
Do những bất lợi về quy mô sản xuất và phải nhập khẩu hầu hết các linh kiện sản xuất lắp ráp, nhà sản xuất ô tô trong nước còn cần phải thanh toán các chi phí liên quan đến vận chuyển, đóng gói và thuế nhập khẩu.
Do đó, chi phí sản xuất ô tô ở Việt Nam ước tính cao hơn so với xe nhập khẩu từ Thái Lan khoảng 20%, chưa nói đến năm 2018 khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN miễn thuế cho các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc trong khu vực.
Ông Wail A Farghaly cho rằng, chính sách khuyến khích sản xuất nêu tại Điều 5-1 trong Quyết định số 229/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 4/2/2016 về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là một biện pháp quan trọng cho các công ty ô tô.
Tuy nhiên, chính sách hiện tại vẫn còn chung chung và gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chuẩn bị các đề xuất dự án để có thể hưởng ưu đãi từ chính sách này.
Nhóm công tác công nghiệp ô tô – xe máy đề xuất, Chính phủ có thể loại bỏ tất cả thuế nhập khẩu cho những linh kiện và phụ tùng ô tô mà Việt Nam vẫn chưa sản xuất được để tăng sức cạnh tranh về giá cho các sản phẩm sản xuất trong nước.
Đồng thời, áp dụng chính sách kiểm soát nghiêm ngặt và minh bạch trong việc nhập khẩu xe nhập nguyên chiếc, thẩm định giá kê khai của các xe ô tô nhập khẩu và kiểm soát chặt chẽ đối với xe đã qua sử dụng nhập khẩu.
Cùng với đó, làm rõ thêm nội dung và yêu cầu khuyến khích sản xuất được đề cập trong Quyết định số 229/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và ban hành các chính sách có liên quan để đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho xe ô tô.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng cho rằng, do sản lượng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn quá nhỏ bé so với Thái Lan và Indonesia, nếu các nhà sản xuất ô tô của Việt Nam tiến hành nội địa hóa nhiều hơn nữa khi sản lượng còn nhỏ thì phần lớn sẽ làm tăng chi phí. Vì lý do đó, hiện nay các nhà sản xuất ô tô Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phần lớn các linh kiện CKD.
Do nhập khẩu phần lớn linh kiện CKD, các nhà sản xuất ô tô của Việt Nam phải chịu chi phí đóng gói, vận chuyển rất cao, hơn nữa họ còn phải đóng thuế nhập khẩu linh kiện. Vì vậy chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn nhiều so với Thái Lan và Indonesia.
Do đó, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kiến nghị giảm thuế nhập khẩu linh kiện CKD theo hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Việt Nam-Nhật Bản về 0% từ năm 2018./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng họp về ngành công nghiệp ô tô
21:35' - 10/11/2016
Ngày 10/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp về tình hình phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
-
DN cần biết
Vẫn còn dung lượng thị trường cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
08:27' - 07/09/2016
Nhiều ý kiến cho rằng cơ hội dành cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn nhiều và cần sự đồng bộ hóa giữa các nhà sản xuất để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Điện Biên ký thỏa thuận hợp tác với thành phố lớn thứ hai LB Nga
08:49'
Từ năm 2020, khi Việt Nam trở thành quốc gia định hướng ưu tiên đầu tiên trong hoạt động đối ngoại của Saint Petersburg, thành phố đã càng mở rộng các mối quan hệ với các địa phương của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
08:18'
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (ngày 30/11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41' - 29/11/2024
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38' - 29/11/2024
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23' - 29/11/2024
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04' - 29/11/2024
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00' - 29/11/2024
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37' - 29/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06' - 29/11/2024
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.