Vẫn còn dung lượng thị trường cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Tại buổi tọa đàm Chia sẻ kết quả nghiên cứu về công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô Việt Nam, được tổ chức tại Hà Nội ngày 6/9, nhiều ý kiến cho rằng, khó khăn lớn của nhiều doanh nghiệp hiện là sản lượng, quy mô nhỏ nên khó đưa ra giá cạnh tranh vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy vậy, cơ hội dành cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn nhiều. Vì vậy, rất cần sự đồng bộ hóa giữa các nhà sản xuất linh kiện.
Các vấn đề chính được đưa ra tại tọa đàm là quy mô thị trường, áp lực sau năm 2018, xóa bỏ hàng rào thuế quan của ASEAN và ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển. Ông Lê Văn Hùng, Phó giám đốc Nhà máy ô tô Veam, Bỉm Sơn, Thanh Hóa cho rằng, cơ hội thì có nhiều nhưng chỉ khi tham gia được vào chuỗi cung ứng trong và ngoài nước, chứ nếu chỉ có trong nước thì sẽ rất khó khăn. Các chính sách của Nhà nước hiện nay là tập trung phát triển dung lượng thị trường, đủ về quy mô để thực hiện công tác nội địa hóa. Sau 2 năm ban hành quy hoạch, chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, các chính sách về thuế, để tập trung vào dòng xe nhỏ, thân thiện môi trường. Hiện nay, tác động của các chính sách tương đối rõ ràng, số lượng xe của năm 2016 về cơ bản đã vượt so với định hướng, theo chiến lược đến năm 2020. Tuy nhiên tỷ lệ nội địa hóa theo quy hoạch vẫn tương đối thấp, theo định hướng chúng ta đưa ra là đến năm 2020 nội địa hóa đạt 40%, 2025 là 45%, đến nay tỷ lệ nội địa hóa xe con khoảng 10-20%, xe buýt hơn 30%, xe tải 40%.Như vậy là khoảng cách đạt tiêu chí về nội địa hóa để hưởng ưu đãi trong khung thuế quan FTA, TPP thì các doanh nghiệp và ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn cần nỗ lực rất nhiều. Bên cạnh đó, chính sách của Chính phủ đối với doanh nghiệp sẽ cần phải tính toán kỹ trong từng dung lượng thị trường trong nước.
Theo ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương: "Chúng ta sẽ tính toán phát triển vào dòng xe nhỏ, thân thiện môi trường. Việc cạnh tranh trực tiếp cũng không quan ngại lắm, tất nhiên là có ảnh hưởng, nhưng không quyết liệt, các thị trường chủ yếu là đắp bù nhau. Do vậy, dung lượng thị trường là vẫn còn cho ngành công nghiệp ô tô". Rõ ràng việc tạo ra thị trường để doanh nghiệp có mục tiêu sản xuất là điều cần thiết nhất. Việt Nam phải nỗ lực để vươn ra bên ngoài để phát triển ngành công nghiệp ôtô, cụ thể là Chính phủ và doanh nghiệp cần có sự phối hợp để vượt qua bước rào này bằng chính những nỗ lực từ bên trong. Trước đó, có ý kiến cho rằng Việt Nam cần chuyển sang nhập khẩu ô tô và nhường chỗ cho các ngành công nghiệp khác phát triển. Tuy vậy, các doanh nghiệp sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô trong nước vẫn khẳng định, đây là ngành tạo ra động lực phát triển cho các ngành khác và là giải pháp cân bằng cán cân thương mại, giảm nhập khẩu./.Tin liên quan
-
Xe & Công nghệ
Ngành công nghiệp ô tô của Mexico thu hút vốn đầu tư nước ngoài
06:46' - 24/08/2016
Mexico hiện là thị trường lý tưởng thu hút mạnh mẽ sự đầu tư từ các nhà sản xuất ô tô bởi chi phí xây dựng nhà máy thấp, giá nhân công rẻ và sức mua tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành công nghiệp ô tô trong xu hướng toàn cầu hóa
07:06' - 09/06/2016
Cánh tay người máy có thể nâng cả khung ô tô được sử dụng tại nhà máy của GM ở Thượng Hải (Trung Quốc) là “vũ khí bí mật” của công ty này trong nỗ lực xuất khẩu ô tô "Made in China" sang Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành công nghiệp ô tô Brazil tiếp tục bế tắc
07:57' - 11/03/2016
Hiệp hội Các nhà sản xuất xe hơi quốc gia Brazil đưa tin ngành công nghiệp xe hơi nước này tiếp tục gặp bế tắc do tác động nặng nề của suy thoái kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
11:37'
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong top 10 của thế giới; quy mô thương mại điện tử 20,5 tỷ USD năm 2023. Dự kiến, thương mại điện tử sẽ đạt 45 tỷ USD năm 2025.
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.