Chiến thuật nào cho Canada trong đàm phán thương mại với Mỹ?
Trong bài viết trên chuyên mục “Nhận định” của tờ Globe and Mail, hai tác giả Don Campbell (cựu Thứ trưởng Thương mại) và Kevin Lynch (cựu Thư ký Hội đồng Cơ mật) cho rằng trước tình hình này, Canada cần “kế hoạch C” cho các cuộc tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Theo hai tác giả, tiến trình tái đàm phán NAFTA đang bị kéo căng do các mối đe dọa liên tiếp, từ việc Mỹ cảnh báo áp thuế đối với ô tô và phụ tùng ô tô nhập khẩu, yêu cầu thực thi "điều khoản hoàng hôn" (tái xem xét NAFTA sau mỗi 5 năm), đe doạ hủy NAFTA nếu các yêu sách của Mỹ không được đáp ứng, đến các cuộc bầu cử ở cả Mỹ và Mexico trong năm nay.Tuy nhiên, "nút thắt" thực sự đối với NAFTA không hoàn toàn do những yếu tố trên mà do chiến lược thận trọng từ phía Mỹ, vốn không muốn các nhà đầu tư nắm được bí mật kho vũ khí thương mại của mình.Bối cảnh và mục tiêu thường có ý nghĩa rất quan trọng trong các cuộc đàm phán. Bối cảnh hiện tại của Mỹ được định hình bởi chủ nghĩa dân túy, một khuynh hướng thường tạo ra hận thù. Ngay cả các hiệp định thương mại cũng bị Mỹ coi là những giao dịch tồi vì đã để nước ngoài cướp mất việc làm của người lao động Mỹ. Chủ nghĩa dân túy đơn giản hóa mọi việc thành tốt-xấu, chúng ta-bọn họ.Việc Mỹ khăng khăng bám chặt vào mức thâm hụt thương mại để mặc cả với các đối tác cũng xuất phát từ chủ nghĩa này. Không chỉ thế, Mỹ có xu hướng nhìn nhận thế giới như một cuộc trao đổi có tổng bằng không (người được, kẻ mất) và từ chối khái niệm liên minh cùng thắng hay các thỏa thuận đa phương dựa trên quy tắc mà các bên cùng có thể tham gia.Trong bối cảnh đó, nếu Mỹ đặt mục tiêu “hồi hương” các khoản đầu tư kinh doanh từ Mexico và Canada thì họ sẽ tạo ra tâm lý làm ăn không chắc chắn ở hai nước trên để đạt được mục đích của mình. Cách thức này có thể dễ thành công hơn là thuyết phục Canada và Mexico ký phiên bản NAFTA 2.0, và dù cố ý hay không thì điều này cũng đã và đang diễn ra.Phần lớn nội dung thảo luận ở Canada hiện nay tập trung vào sự cần thiết phải có "kế hoạch B" trong trường hợp NAFTA đổ vỡ. Tuy nhiên, điều cấp thiết hơn là phải xây dựng cả “kế hoạch C” cho bối cảnh không chắc chắn hiện nay, đồng thời tiên lượng những hậu quả tiêu cực đối với hoạt động đầu tư kinh doanh tại Canada trong suốt quá trình tái đàm phán NAFTA.Canada cần phải nhận thức rõ rằng cảm giác không chắc chắn hiện nay đang bị khuếch đại bởi những quyết định hành động và không hành động của chính phủ để giải phóng thương mại nội địa, ứng phó với cải cách thuế của Mỹ và tình trạng hầu hết các quy định hiện nay đều không thực sự hiệu quả.Một ví dụ về sự bất lực của Chính phủ Canada là đã không thể xây dựng được đường ống dẫn dầu xuất khẩu ở bờ Tây để vừa giảm phụ thuộc vào nhập khẩu dầu từ Mỹ, vừa tăng xuất khẩu dầu sang thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Vậy “kế hoạch C” sẽ như thế nào? Kế hoạch này cần hội đủ 5 yếu tố cần thiết nếu Canada thực sự muốn cân bằng lại tâm lý không chắc chắn trong suy nghĩ của giới kinh doanh và đầu tư về việc thực hiện các cam kết lâu dài ở Canada.Thứ nhất, Canada cần khởi động chiến lược cạnh tranh để khuyến khích đầu tư dài hạn bằng cách áp dụng theo biện pháp cải cách thuế của Mỹ trong đầu tư vốn kinh doanh dài hạn, khắc phục tình trạng thiếu hiệu quả trong quy định, giảm thiểu tham nhũng, tăng gấp đôi đầu tư cho các tài năng và sáng kiến công nghệ, loại bỏ các rào cản liên tỉnh trong thương mại và chứng tỏ rằng Canada có thể và có khả năng xây dựng các đường ống dẫn dầu hay cơ sở hạ tầng xuất khẩu khác.Tái khẳng định tính cạnh tranh của Canada đối với các nhà đầu tư sẽ là phương thức hữu hiệu để làm giảm đi phần nào sự không chắc chắn đang được tạo ra do các chiến thuật thương mại của Mỹ.Thứ hai, Canada cần xây dựng liên minh mới với những nước có cùng quan điểm như Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh và Australia để ứng phó với các mối đe dọa thuế quan của Mỹ như là một khối thống nhất và chống lại các áp lực đàm phán song phương mà Mỹ đang muốn thúc đẩy hòng có thể chiếm thế thượng phong.Hội nghị Thượng đỉnh G7 vừa qua phần nào bộc lộ rõ thực tế là các quốc gia đồng minh sợ hãi trước các chính sách thương mại của Mỹ nhiều hơn là các đối thủ như Trung Quốc hay là Nga. Trong bối cảnh đó, quy mô tập thể và quyền lực thị trường sẽ nắm vai trò quan trọng.Thứ ba, Canada đang rất cần đẩy mạnh đa dạng hóa thương mại, bao gồm cả tăng cường đầu tư cho phát triển thương mại, khởi động đàm phán thương mại tự do chính thức với Trung Quốc và nâng cao năng lực thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Kinh tế và Thương mại Toàn diện (CETA). Bỏ tất cả trứng vào một giỏ không phải là chính sách thương mại tốt và cũng không thể quản lý tốt rủi ro. Thứ tư, tiếp tục đáp trả các biện pháp thuế quan của Mỹ bằng những biện pháp tương ứng như chính phủ lâu nay vẫn làm và dùng toàn bộ số tiền thu được để giúp đỡ các doanh nghiệp Canada bị ảnh hưởng nhiều nhất.Do việc Mỹ lấy lý do an ninh quốc gia để áp thuế là hoàn toàn không phù hợp (Mục 232) nên đây sẽ là cơ hội tốt để các nước, trong đó có Canada, đưa ra những biện pháp đáp trả mạnh mẽ như đã từng làm trong quá khứ với mặt hàng gỗ mềm.Thứ năm, chính phủ tăng cường tiếp cận với các doanh nghiệp toàn cầu để đẩy lùi cảm giác không chắc chắn bằng cách tuyên truyền tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, các cam kết đối với môi trường, các nguyên tắc cơ bản về tài chính, chính sách nhập cư để thu hút người tài, nhấn mạnh đến các giá trị và sự gắn kết xã hội, bày tỏ ủng hộ đối với hệ thống thương mại đa phương và các thể chế toàn cầu.Các nhà đầu tư dài hạn chỉ muốn rót tiền vào những thị trường tăng trưởng ổn định, cạnh tranh và có tính bền vững.
Bài viết kết luận rằng có nhiều lý do để hiện đại hóa NAFTA, nhưng việc tái đàm phán thoả thuận này trong kỷ nguyên thương mại đơn phương của Mỹ là một trải nghiệm độc đáo cho các nước láng giềng của Mỹ.Thủ tướng Canada Justin Trudeau hoàn toàn đúng khi nói rằng một “NAFTA xấu còn tệ hơn không có NAFTA”, cho dù ông đang cố gắng thuyết phục người dân Mỹ về một NAFTA cùng thắng cho tất cả các bên. Thế nhưng, với một chiến lược rõ ràng của Mỹ muốn đẩy cao tâm lý không chắc chắn để dùng làm vũ khí tác động đến các quyết định đầu tư và chuỗi cung ứng, đã đến lúc Canada cần phải có thêm “kế hoạch C” trong chiến lược đàm phán của mình./.- Từ khóa :
- đàm phán thương mại
- canada
- canada và mỹ
- nafta
- thượng đỉnh g7
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản, EU, Canada phản đối kế hoạch của Mỹ tăng thuế đối với ô tô nhập khẩu
11:41' - 20/07/2018
Các nhà chế tạo ô tô tại Mỹ cùng giới chức Nhật Bản, Liên minh châu Âu và Canada lên tiếng chỉ trích chính quyền của Tổng thống Mỹ khi giới chức nước này đang xem xét áp thuế 25% đối với ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Washington đổi hướng theo đuổi thỏa thuận thương mại riêng với Mexico, Canada
09:30' - 19/07/2018
Mỹ có thể có một thỏa thuận riêng với Mexico và sau đó sẽ đàm phán với Canada.
-
Bất động sản
Doanh số bán nhà ở Canada vẫn ở mức thấp của 5 năm
14:28' - 18/07/2018
Giá nhà đất giảm ở nhiều thành phố lớn của Canada như Toronto, Edmonton, Regina, Saskatoon và Calgary, nhưng mức độ giảm đang dần chậm lại.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế nhập khẩu ô tô của Mỹ sẽ tác động mạnh tới kinh tế Canada
13:19' - 09/07/2018
Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực ô tô giữa Canada và Mỹ sẽ làm tăng giá xe mới từ 5.000 - 9.000 USD và dẫn đến nguy cơ 1/5 lao động trong lĩnh vực này ở Canada sẽ bị mất việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Canada hối thúc các nước nối lại đàm phán sửa đổi NAFTA
07:44' - 05/07/2018
Sau cuộc bầu cử tổng thống Mexico, Canada đang đẩy mạnh việc nối lại đàm phán sửa đổi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vào mùa Hè này.
-
Kinh tế Thế giới
Canada bắt đầu áp thuế nhập khẩu các mặt hàng của Mỹ
10:12' - 02/07/2018
Canada ngày 1/7 đã bắt đầu áp thuế trị giá 12,6 tỷ USD đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, nhằm trả đũa việc Washington đánh thuế mới đối với mặt hàng nhôm, thép nhập khẩu của Canada.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
17:33' - 22/12/2024
Trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Số người giàu ở Hàn Quốc có khoảng 700.000 USD trở lên gia tăng
13:09' - 22/12/2024
Tính đến cuối năm 2023, số người giàu có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won (khoảng 700.000 USD) ước tính là 461.000 người, chiếm 0,9% tổng dân số Hàn Quốc, tăng 1% so với năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025
09:53' - 22/12/2024
Ngành nông nghiệp của nước này dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% vào năm tới nhờ vào các yếu tố như nguồn nước an toàn, điều kiện kinh tế nói chung đang cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ tránh được nguy cơ đóng cửa trước dịp Giáng sinh
09:13' - 22/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine vẫn tiếp tục trong ngày 21/12
20:49' - 21/12/2024
Nhà sản xuất khí đốt Gazprom của Nga cho biết họ sẽ vận chuyển 42,4 triệu m3 khí đốt đến châu Âu qua Ukraine (U-crai-na) trong ngày 21/12.
-
Kinh tế Thế giới
EU tuyên bố sẵn sàng đàm phán thương mại với Tổng thống đắc cử D.Trump
15:44' - 21/12/2024
Ngày 20/12, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng thảo luận các vấn đề thương mại, trong đó có năng lượng, với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tìm giải pháp cho tình trạng thiếu lao động
09:16' - 21/12/2024
Theo quyết định của chính phủ Hàn Quốc, số lượng lao động theo thị thực lao động E-9 cho năm tới được ấn định ở mức 130.000 người, giảm 35.000 lao động so với năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ
08:17' - 21/12/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Hạ viện Mỹ chiều tối ngày 20/12 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật sửa đổi để không đẩy chính phủ Mỹ rơi vào tình cảnh phải đóng cửa một phần.
-
Kinh tế Thế giới
Chặng đường phục hồi gian nan của kinh tế Trung Quốc
18:40' - 20/12/2024
Chính quyền trung ương Trung Quốc đã tung ra gói cứu trợ 10.000 tỷ NDT nhằm giúp các chính quyền địa phương tái cơ cấu nợ “ẩn”.