Chính sách thuế của Mỹ có thể dẫn tới một cuộc chiến thương mại?
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/3 đã ký sắc lệnh sẽ áp mức thuế mới 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu, với các quy định mới về thuế của chính quyền Trump sẽ bắt đầu có hiệu lực trong vòng 15 ngày tới.
Bên cạnh việc miễn trừ cho hai nước đối tác trong Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là Canada và Mexico. Nhà Trắng cũng cho tất cả các nước có "mối quan hệ thân thiết về an ninh và thương mại" với Mỹ cơ hội đàm phán miễn thuế.
Dựa trên một điều khoản có cách đây hàng thập kỷ và ít được sử dụng về an ninh quốc gia trong Luật thương mại của Mỹ, ông Trump tuyên bố ông đang thực hiện một lời hứa trong chiến dịch tranh cử. Song giới chuyên gia nhận định Tổng thống Mỹ đã nổ phát súng đầu tiên trong một cuộc chiến thương mại mà sẽ gây phương hại cho quan hệ của chính nước này với các quốc gia đồng minh, cũng như làm suy yếu nền kinh tế hàng đầu thế giới và “làm cạn” ví tiền của những người tiêu dùng. Phản ứng mạnh từ các quốc giaNgày 14/3, tại lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Mỹ Latinh diễn ra ở thành phố Sao Paulo, Tổng thống Brazil Michel Temer cho hay Brazil muốn có một giải pháp hoà giải cho vấn đề này. Song Ông Temer cũng không loại trừ việc Brazil có thể kháng cáo quyết định của Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Số liệu chính thức của Brazil cho thấy nước này đã xuất sang thị trường Mỹ 4,7 triệu tấn thép với trị giá 2,6 tỷ USD trong năm 2017. Cũng trong ngày 14/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel lên tiếng rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ cố gắng đảm bảo được miễn trừ trong kế hoạch đánh thuế thép và nhôm nhập khẩu của Mỹ. Đồng thời bà Merkel nhận định rằng chủ nghĩa bảo hộ không phải là cách tiếp cận đúng đắn đối với thương mại quốc tế. Thủ tướng Đức cho rằng phản ứng tốt nhất của EU trong trường hợp này là trước hết lập một mặt trận thống nhất, sau đó là tiến hành đàm phán với Mỹ. EU hy vọng sẽ được miễn trừ trong kế hoạch thuế trên của Mỹ, nhưng cũng có thể sẽ tìm đến WTO và áp dụng các biện pháp trả đũa nếu Washington kiên quyết tiến hành kế hoạch này. Trước đó trên trang mạng Twitter, Ủy viên phụ trách thương mại của EU Cecilia Malmstroem cho rằng EU phải "nằm ngoài” kế hoạch của Mỹ áp thuế mới đối với các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu. Brussels đã từng đe dọa sẽ áp thuế trả đũa đối với một loạt các sản phẩm và mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, nếu nhôm và thép xuất khẩu của khối sang thị trường nước này nằm trong phạm vi chịu ảnh hưởng của kế hoạch thuế mới.EU cũng đang xem xét các biện pháp phòng vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội khối bằng cách hạn chế lượng nhôm và thép nhập khẩu để ngăn chặn các nguồn cung từ nước ngoài tràn vào thị trường châu Âu, được coi là đúng luật theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Là một đồng minh thân cận, Nhật Bản cũng cho rằng quyết định của Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm là "đáng tiếc". Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono cho rằng quyết định này cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, và Nhật Bản sẽ có phản ứng thích hợp dựa vào việc đánh giá mọi ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp nước này và các nguyên tắc của WTO. Hiện Nhật Bản cùng với Hàn Quốc và Australia đang tìm kiếm sự miễn trừ trong chính sách nâng mức áp thuế của Mỹ đối với các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu. Trong đó Australia tỏ ra khá lạc quan về khả năng được miễn trừ trong kế hoạch này của Mỹ. Sau động thái của Tổng thống Trump, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ngay lập tức ra tuyên bố cho rằng việc Mỹ lạm dụng các quan ngại về an ninh quốc gia như một lý do để thực hiện các biện pháp áp thuế này sẽ dẫn đến một cuộc tấn công nghiêm trọng nhằm vào trật tự thương mại quốc tế thông thường.Phát biểu tại cuộc họp báo bên lề kỳ họp Quốc hội đang diễn ra tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng cảnh báo việc Mỹ lựa chọn một cuộc chiến thương mại là một giải pháp sai lầm và chỉ gây thiệt hại cho tất cả các bên, đồng thời cho biết Bắc Kinh chắc chắn sẽ có phản ứng cần thiết và phù hợp.
Cuộc chiến thương mại cận kề? Các chuyên gia cho rằng quyết định của Tổng thống Mỹ sẽ là đòn giáng mạnh vào Trung Quốc và EU, đồng thời có thể tạo ra các cuộc chiến tranh thương mại mới. Nhật báo kinh tế Les Echos phân tích "có lẽ vấn đề duy nhất mà Tổng thống Trump không thay đổi ý kiến kể từ khi bước vào Nhà Trắng là bảo hộ thương mại”.Từ thép của Trung Quốc đến máy bay và gỗ nhập khẩu của Canada, từ máy giặt Hàn Quốc đến xe ô tô châu Âu..., đều trong tầm ngắm của nhà lãnh đạo Mỹ.
Báo Les Echos nhận định rằng ông Trump không chỉ tăng thuế nhập khẩu mà còn phá vỡ luôn cả luật chơi thương mại do chính Mỹ đặt ra 70 năm trước. Vì muốn dành ưu tiên cho các thỏa thuận song phương thay vì đa phương, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông cũng là người ngăn việc bổ nhiệm ba trong số bảy thẩm phán của Tòa án Trọng tài quốc tế thuộc Phòng Thương mại quốc tế (ICC) có trọng trách giải quyết các xung đột giữa các thành viên.
Tổng Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde mới đây đã phát biểu rằng trong cuộc chiến thương mại xuất phát từ tăng thuế nhập khẩu, không ai là người chiến thắng, và nhìn chung cả hai bên đều thua. Bà Lagarde nhấn mạnh thương mại quốc tế là động lực để thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới và khả năng cạnh tranh, theo đó bà cảnh báo rằng bất kỳ mối đe dọa nào đối với thương mại đều có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu. Trong khi đó, Tổng Giám đốc WTO đã kêu gọi các nước thành viên thận trọng cân nhắc trước khi có những bước đi có thể làm bùng phát một cuộc chiến thương mại và trả đũa lẫn nhau. Phát biểu tại một cuộc họp với đại diện của các nước thành viên tại trụ sở ở Geneva (Thụy Sỹ), Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo cảnh báo nguy cơ gia tăng các rào cản thương mại trên toàn cầu, sau khi các nước lần lượt đưa ra những cảnh báo đáp trả kế hoạch tăng thuế đối với mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu của Mỹ. Trong những ngày vừa qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã liên tục đi xuống do lo ngại cuộc chiến thương mại có thể xảy ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/3 ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với mặt hàng thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu.Trên thị trường Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones chốt phiên giao dịch 14/3 giảm 1% xuống 24.758,12 điểm và chỉ số S&P 500 giảm 0,6% xuống 2.749,48 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm 0,2% xuống 7.496,81 điểm.
Sự lo ngại trên có thể tiếp tục gia tăng khi Mỹ vừa có động thái mới nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước và người lao động nước này, với việc khởi kiện Ấn Độ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khi cho rằng New Delhi trợ giá cho các mặt hàng xuất khẩu, gây thiệt hại cho người lao động và các nhà sản xuất Mỹ.Trong thông báo ngày 14/3, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết các chương trình trợ cấp xuất khẩu của Ấn Độ gây thiệt hại cho người lao động Mỹ do tạo một sân chơi không bình đẳng.
Ông Lighthizer cũng khẳng định Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) sẽ tiếp tục buộc các đối tác thương mại của Mỹ phải chịu trách nhiệm bằng cách thực thi mạnh mẽ các quyền của Mỹ theo các hiệp định thương mại, đẩy mạnh thương mại công bằng và có đi có lại thông qua tất cả công cụ sẵn có, bao gồm cả WTO.
Ông Lighthizer nêu rõ trong ba năm qua, Ấn Độ đã mở rộng chương trình trợ giá xuất khẩu, tăng gấp đôi số lượng sản phẩm được hưởng ưu đãi lên 8.000. Hàng năm, Ấn Độ chi khoảng bảy tỷ USD trợ cấp cho các mặt hàng xuất khẩu của nước này thông qua các chính sách miễn, giảm thuế đối cho các nhà sản xuất thép, dược phẩm, hóa chất, sản phẩm công nghệ thông tin và hàng dệt may. USTR cho biết trong năm 2016, Mỹ bị thâm hụt thương mại 30,8 tỷ USD với Ấn Độ về hàng hóa và dịch vụ. Hiện Nhà Trắng cũng đang xem xét việc áp đặt thuế lên tới hàng chục tỷ USD đối với các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông. Một phát ngôn viên của Nhà Trắng ngày 14/3 cho biết chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang hối thúc Trung Quốc cắt giảm 100 tỷ USD trong thặng dư thương mại của nước này với Mỹ.Yêu cầu cắt giảm tình trạng mất cân bằng trong thương mại song phương kể trên được Washington đưa ra trong bối cảnh chính quyền Trump đang chuẩn bị áp thuế lên số hàng nhập khẩu trị giá 60 tỷ USD từ Trung Quốc, và sẽ nhằm vào các lĩnh vực công nghệ và viễn thông, gắn với cuộc điều tra về quyền sở hữu trí tuệ căn cứ vào Đạo luật thương mại Mỹ năm 1974. Cuộc điều tra được tiến hành từ tháng Tám năm ngoái.
Trước khi sắc lệnh được ký kết, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết nước này không tìm kiếm một cuộc chiến thương mại và kế hoạch áp thuế đối với mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ đã được "suy nghĩ thấu đáo".Tuy nhiên, làn sóng phản đối chính sách này của Mỹ đã lan rộng lên toàn cầu. Và lịch sử đã chứng minh chiến tranh thương mại không chỉ kéo tụt đà phục hồi của kinh tế thế giới, mà có thể dẫn đến những hậu quả còn khôn lường hơn thế nữa.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tuyên bố không muốn chiến tranh thương mại với Mỹ
12:27' - 11/03/2018
Ngày 11/3, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn khẳng định nước này không muốn chiến tranh thương mại với Mỹ và sẽ không khơi mào một cuộc chiến như vậy...
-
Kinh tế Thế giới
WTO sẽ giúp tránh được cuộc chiến tranh thương mại do Mỹ gây ra?
20:18' - 10/03/2018
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được cho là sẽ giúp tránh được cuộc chiến thương mại gây ra bởi việc Mỹ đánh thuế cao đối với thép và nhôm nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ, NATO lên kế hoạch diễn tập hải quân lớn nhất từ thời Chiến tranh Lạnh
08:04' - 08/03/2018
Mỹ và các đồng minh cùng với đối tác của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang lên kế hoạch tổ chức diễn tập đổ bộ hải quân lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
-
Kinh tế Thế giới
WTO cảnh báo nguy cơ chiến tranh thương mại và suy thoái kinh tế
12:15' - 06/03/2018
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã kêu gọi các nước thành viên thận trọng cân nhắc trước khi có những bước đi có thể làm bùng phát một cuộc chiến thương mại và trả đũa lẫn nhau.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.