Có nên lập Sàn Giao dịch để huy động 500 tấn vàng trong dân?
Xung quanh câu chuyện này trong dư luận vừa qua cũng đã có nhiều ý kiến trái chiều.
Những chia sẻ dưới đây của Tiến sỹ Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính – Bộ Tài chính) với phóng viên TTXVN sẽ mang tới một góc nhìn về vấn đề này.
BNEWS: Thưa ông, chuyện huy động vàng trong dân không còn là mới nhưng gần đây lại được dư luận quan tâm khi có kiến nghị nên thành lập Sàn giao dịch vàng. Vậy quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Tiến sỹ Nguyễn Đức Độ: Tôi cho rằng việc thành lập sàn vàng là khó khả thi. Thói quen lâu nay của người dân là tích lũy tài sản, thường là mua vàng cất giữ, động cơ nắm giữ chủ yếu mang tính dài hạn để bảo toàn tài sản, như một thứ của để dành. Với những người có thói quen này, để người ta giao dịch trên sàn vàng là rất khó. Những đối tượng có thể tham gia sàn vàng có lẽ chủ yếu sẽ là giới đầu cơ hoặc những người có ít tiền nhàn dỗi, buôn bán nhỏ tranh thủ lướt sóng. Hơn nữa, nếu người dân quan tâm đến vàng theo diễn biến hàng ngày, người ta đã chuyển vàng sang kênh khác như bán vàng gửi tiết kiệm vào ngân hàng vì lâu nay vàng không sinh lời. Người dân cầm vàng hầu như ít quan tâm đến lợi nhuận trước mắt và thực tế, người cầm vàng trong mấy năm trở lại đây không được lợi, thậm chí là lỗ nhưng nhiều người vẫn giữ bởi động cơ của họ là nắm giữ cho dài hạn. BNEWS: Theo ông nếu được thành lập sàn vàng sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường? Tiến sỹ Nguyễn Đức Độ: Việc thành lập sàn vàng không khó, thực ra nó không khác gì thành lập sàn chứng khoán. Nhưng vấn đề là nó có mang lại lợi ích cho nền kinh tế và có khả thi hay không? Có ý kiến cho rằng lập sàn vàng và với vàng tài khoản thì vàng trong nước sẽ không “chảy” ra nước ngoài, điều này là có lý. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là quy mô vàng ra nước ngoài bao nhiêu, điều đó có đáng để thành lập sàn vàng không? Nhưng có một điều chắc chắn là khi lập sàn vàng sẽ có một dòng tiền chính thức chảy vào đấy, nó giống như sòng bạc. Vấn đề đặt ra là huy động vàng vào đó nhưng sau đó có phục vụ sản xuất kinh doanh không? Thị trường chứng khoán còn huy động được vốn vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần vốn dài hạn để sản xuất kinh doanh và thị trường chứng khoán đáp ứng được điều ấy là tốt. Nhưng vàng thì khác và huy động xong liệu có phục vụ sản xuất kinh doanh ? Thêm nữa, nếu như cầm vàng có lãi suất, có lợi nhuận thì cũng sẽ dễ hút người dân vào vàng. Như thế lại khiến vàng “hot” trở lại, do vậy, những chính sách của Nhà nước bấy lâu nay nhằm chống vàng hóa sẽ phản tác dụng.BNEWS: Rõ ràng có một khối lượng vàng đang nằm đâu đó trong dân và theo ước tính nếu huy động được số vàng này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Theo ông, làm cách nào để huy động được khối lượng vàng lớn đang "ngủ yên" này để phục vụ sản xuất kinh doanh?
Tiến sỹ Nguyễn Đức Độ: Chuyện huy động vàng gần như là rất khó. Tâm lý nắm giữ vàng của người dân, đặc biệt là ở nông thôn rất khó thay đổi và có những cái thuộc về tập quán. Lãi suất cao hay thấp, giá vàng lên hay xuống người ta vẫn tích, theo thói quen. Do đó, để thay đổi điều này không dễ. Lượng vàng trong dân đến nay vẫn chưa có con số chính xác, thực hư con số 500 tấn vẫn còn chưa ngã ngũ nhưng tôi cho rằng lượng vàng trong dân là khá nhiều. Nói chung là huy động được nguồn vàng này thì tốt. Tuy nhiên, huy động qua sàn vàng thì khó khả thi, nhiều rủi ro. Tôi cho rằng, giải pháp lâu dài cần ổn định kinh tế, cải cách môi trường kinh doanh. Nếu môi trường kinh doanh tốt lên, người dân làm ăn dễ dàng, tự khắc họ sẽ bỏ tiền ra đầu tư làm ăn. Việc Nhà nước vay hay cho vay bằng vàng nói chung là rủi ro, bởi giá vàng rất khó đoán. Thực chất, những năm 2000, khi lạm phát thấp, lãi suất cao, người dân tích trữ vàng nhiều. Thời điểm đó, Chính phủ cho phép huy động vàng để cho vay. Điều đó đã giúp giảm lãi suất cho vay ở thời điểm đó nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế và về lâu dài sẽ gặp rủi ro khi giá vàng biến động. Nếu làm một phép so sánh, đầu những năm 2000, giá vàng thế giới vào khoảng 250 USD/ounce, đến năm 2011, giá đã lên tới 1.800 USD/ounce. Như vậy, trong khoảng 10 năm vàng tăng gần 10 lần, tính ra là 20%/năm, vậy kinh doanh gì để trả được lãi suất đó. Cho nên chuyện đi vay vàng khiến rủi ro cao và Nhà nước sẽ không nên theo đuổi những chính sách như thế. BNEWS: Xin trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Giá vàng
Thực hư 500 tấn vàng đang "ngủ" trong dân?
11:02' - 18/05/2016
Dù giá vàng trong nước đã vượt ngưỡng 34 triệu đồng/lượng và liên tục trồi sụt trong khoảng hơn 1 tuần trở lại đây nhưng thị trường vàng vẫn ảm đạm như nó vốn có.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Lãi suất ngân hàng tháng 7: Bắt đầu xuất hiện điều chỉnh tăng
18:52'
Bước vào tháng 7/2025, đã xuất hiện động thái điều chỉnh lãi suất huy động đầu tiên từ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), đánh dấu sự thay đổi sau nhiều tháng duy trì mặt bằng ổn định.
-
Ngân hàng
Tinh gọn hệ thống ngân hàng, đồng bộ với mô hình quản lý hành chính mới
18:14'
15 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực đã chính thức đi vào vận hành từ hôm nay 1/7, thay thế cho 63 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trước đây.
-
Ngân hàng
Nhiều ngân hàng cơ cấu lại nhân sự cấp cao
17:27'
Nhiều ngân hàng vừa đồng loạt công bố thông tin thay đổi nhân sự cấp cao. Những biến động này được xem là một phần trong quá trình tái cấu trúc tổ chức nhằm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Hàn Quốc mở rộng tín dụng với người nước ngoài
15:49'
Các ngân hàng thương mại hàng đầu của Hàn Quốc đang tích cực điều chỉnh chiến lược để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại nước này.
-
Ngân hàng
Chấm điểm tín dụng, Open API, P2P Lending được đưa vào thử nghiệm có kiểm soát
14:33'
Đây là những lĩnh vực cốt lõi phản ánh xu hướng phát triển mạnh mẽ của fintech và được kỳ vọng sẽ mở đường cho nhiều mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo ra đời trong môi trường pháp lý an toàn.
-
Ngân hàng
ECB cảnh báo lạm phát có thể biến động hơn
11:18'
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 30/6 đã đưa ra cảnh báo về những "thách thức mới", từ căng thẳng thương mại đến trí tuệ nhân tạo (AI), có thể khiến lạm phát biến động hơn.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 1/7: Giá USD và NDT đảo chiều đi lên
09:05'
Tỷ giá USD hôm nay 1/7 tại Vietcombank giao dịch ở mức 25.930 - 26.290 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra.
-
Ngân hàng
“Chạm Thịnh Vượng” – Hành trình tiếp sức toàn diện cho SME cùng VPBank
08:01'
VPBankSME triển khai chuỗi hoạt động xoay quanh 4 điểm chạm: tài chính, số hóa, kiến thức và giao thương, tạo lực đẩy thiết thực giúp doanh nghiệp “Chạm Thịnh Vượng”.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 30/6: Ngân hàng giảm nhẹ giá USD và NDT
08:58' - 30/06/2025
Tỷ giá hôm nay 30/6 giữa Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) và với Nhân dân tệ (NDT) tại các ngân hàng thương mại giảm nhẹ.