Cử tri kiến nghị thu hồi tối đa tài sản do tham nhũng
Trong phiên làm việc ngày 6/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận về báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng...
Qua theo dõi phiên thảo luận của Quốc hội nhiều cử tri tỉnh đồng tình với nội dung của các báo cáo được trình bày tại hội trường. Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, cử tri cho rằng cần có biện pháp thu hồi tối đa tài sản do tham nhũng mà có.
* Quy rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân Cử tri Đinh Trường Thuận, thôn Thanh Niên, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái cho biết: Sau khi theo dõi phiên thảo luận về công tác tư pháp và phòng chống tham nhũng được tường thuật trực tiếp trên sóng truyền hình, cử tri nhận thấy kết quả công tác phòng chống tham nhũng có nhiều chuyển biến.Theo báo cáo, thiệt hại do tham nhũng được phát hiện là 59.750 tỷ đồng và 400 hecta đất. Tuy nhiên, tỷ lệ được thu hồi thấp hơn rất nhiều tài sản bị chiếm đoạt, cụ thể chỉ thu hồi được 7,82% về tiền, tài sản và 54,75% về đất... Những năm gần đây, tỷ lệ thu hồi có tăng nhưng chưa đạt yêu cầu.
Do vậy cử tri mong muốn, Quốc hội tiếp tục hoàn thiện pháp luật phòng chống tham nhũng theo hướng mở rộng hợp lý diện đối tượng kê khai tài sản; việc kê khai tài sản cần thực chất hơn; quy định những trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh tài sản một cách chủ động.
Qua quá trình tố tụng, khi đã xác định khối tài sản do hành vi tham nhũng mà có, các đơn vị chức năng cần có biện pháp kiên quyết thu hồi triệt để, trả lại cho chủ sở hữu, chủ quản lý hợp pháp hoặc sung công quỹ Nhà nước.
Mặt khác, các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý tội phạm tham nhũng, bên cạnh chú trọng xử lý trách nhiệm hình sự cũng cần quan tâm đến việc áp dụng các biện pháp thu hồi được tối đa tài sản tham nhũng mà có.
Cử tri Nguyễn Tất Thắng, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Yên Bái cho biết: Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc rất quyết liệt nhưng tình trạng phá rừng rất nghiêm trọng ở một số địa phương đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, là một trong những nguyên nhân gây ra lũ lụt... Theo cử tri, nhiều vụ phá rừng quy mô lớn diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm được phát hiện và xử lý.Có những vụ cơ quan tư pháp dường như bất lực trước tình trạng này. Khởi tố được 25 vụ án nhưng không tìm được bị can, nghĩa là có vụ án phá rừng nhưng không tìm ra thủ phạm. Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt những địa phương để xảy ra tình trạng này, quy rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân để có hình thức xử lý nhằm chặn đứng tình trạng này
* Đi thẳng vào vấn đề "nóng" Qua theo dõi phiên thảo luận của các đại biểu, cử tri Đoàn Lương Khuệ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình đánh giá: Các đại biểu tham gia thảo luận sôi nổi, mang tính xây dựng, thể hiện ý thức trách nhiệm cao, đi thẳng vào những vấn đề “nóng” mà dư luận xã hội và cử tri quan tâm như phòng chống tham nhũng, phòng chống tội phạm… Cử tri Đoàn Lương Khuệ đánh giá cao và tâm đắc với ý kiến thảo luận của đại biểu Mai Thị Phương Hoa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định trong vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng.Ông cho rằng: Cho dù cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát có làm tốt công tác điều tra, truy tố đến đâu, Tòa án có tuyên những bản án nghiêm khắc đến đâu mà không thu hồi được tài sản tham nhũng thì việc xử lý tham nhũng coi như chưa triệt để, không đạt được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Bởi đây là một trong những mục tiêu quan tâm hàng đầu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay...
Theo cử tri Đoàn Lương Khuệ, cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và phòng chống tham nhũng hiện nay là cuộc đấu tranh đầy cam go, phức tạp. Cử tri đề xuất, để các hoạt động tư pháp và cuộc đấu tranh phòng ngừa, chống tham nhũng, tội phạm có hiệu quả, cần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý của Chính phủ và các cấp chính quyền; phát huy trách nhiệm của các ngành chức năng, đại diện cơ quan bảo vệ pháp luật trong xử lý các vụ việc.Các cấp, các ngành phải phối hợp chặt chẽ, xem xét thấu đáo ý kiến của nhân dân nhằm điều tra làm rõ vụ việc trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Các cán bộ trực tiếp của cơ quan bảo vệ pháp luật phải công tâm, khách quan, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để xem xét xử lý các vụ việc với quan điểm toàn diện, cụ thể, công khai, minh bạch, tránh phiến diện, từ đó hạn chế oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm...
Luật sư Lê Minh Tâm - cử tri ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cũng nhất trí với báo cáo, đánh giá các hoạt động tư pháp, công tác phòng chống tham nhũng, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2017 đã được trình bày tại Quốc hội. Các báo cáo đã thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế với những dẫn chứng thuyết phục và có các kiến nghị, giải pháp quan trọng.Theo Luật sư Lê Minh Tâm: Công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua đã chuyển biến tích cực; tuy nhiên, hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được ý nguyện của nhân dân. Đề cập về vấn đề cải cách tư pháp, Luật sư Lê Minh Tâm cho rằng, Hội thẩm nhân dân lâu nay vẫn do Hội đồng nhân dân các cấp bầu ra để tham gia trong Hội đồng xét xử, nhưng chưa phát huy đầy đủ năng lực, trách nhiệm.
Nên chăng, Hội thẩm nhân dân phải độc lập tuyệt đối, không lệ thuộc vào Tòa án nhân dân; nâng cao vai trò và năng lực tự chịu trách nhiệm; tăng phụ cấp trách nhiệm cho Hội thẩm nhân dân, hưởng chế độ riêng.
Với các ý kiến thảo luận của các đại biểu tại phiên thảo luận, cử tri Lê Minh Tâm cho rằng, đại biểu cần đi sâu vào chi tiết, tìm ra giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề. Đặc biệt, để tăng cường hiệu quả phòng, chống tham nhũng gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng, cần tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, chính trị xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng và nhất là vai trò giám sát của nhân dân trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng./. >> Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Tham nhũng - vấn đề nhức nhối của quốc gia>> Hoàn thiện pháp luật về kê khai tài sản, phòng chống tham nhũng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện pháp luật về kê khai tài sản, phòng chống tham nhũng
20:24' - 06/11/2017
Thực tiễn qua xét xử và thi hành án cho thấy, việc thanh kiểm tra không phát hiện án tham nhũng, không xử lý người tham nhũng kịp thời là nguyên nhân dẫn đến việc tẩu tán tài sản, không thu hồi được.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Tham nhũng - vấn đề nhức nhối của quốc gia
20:23' - 06/11/2017
Ngày 6/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố lòng tin nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng
16:34' - 06/11/2017
Nhiều cử tri đồng tình với nội dung các báo cáo nêu rõ những tồn tại, hạn chế và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tư pháp, phòng chống tham nhũng thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát phòng, chống tham nhũng tại Hà Giang
17:05' - 28/10/2017
Từ năm 2011 đến hết tháng 3/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang đã xử lý kỷ luật 66 đảng viên sai phạm về kinh tế, tham nhũng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.