Củng cố lòng tin nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, sáng 6/11, Quốc hội khóa XIV thảo luận tại Hội trường về báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017; các báo cáo công tác năm 2017 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Theo dõi phiên thảo luận của Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp, nhiều cử tri tại Hà Nội, Tuyên Quang và Lâm Đồng đồng tình với nội dung các báo cáo được trình bày tại Hội trường; đồng thời nêu rõ những tồn tại, hạn chế và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tư pháp, phòng chống tham nhũng thời gian tới.
Công khai, minh bạch trong hoạt động tư pháp
Cử tri Hoàng Thị Hải Yến, phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang, đánh giá cao việc tường thuật trực tiếp phiên thảo luận trên sóng phát thanh, truyền hình, đáp ứng được yêu cầu chính đáng của người dân cũng như cử tri cả nước về tính công khai, minh bạch trong hoạt động tư pháp.
Thông qua các báo cáo, cử tri nhận thấy kết quả công tác của các cơ quan tư pháp trong thời gian qua có những chuyển biến rất tích cực.
Trong 6 tháng đầu năm 2017 đã phát hiện gần 4 triệu vụ vi phạm trong hoạt động quản lý hành chính; số vụ phạm pháp hình sự và số người phạm tội giảm, số vụ phạm tội có tổ chức giảm gần 46%, cướp tài sản giảm gần 20%. Trong năm 2017, số vụ, số bị can bị khởi tố điều tra về hành vi tham nhũng với 220 vụ, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái… Đây là kết quả có ý nghĩa giúp củng cố thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong quyết tâm phòng chống tham nhũng.
Cử tri Nguyễn Văn Ánh, xã Công Đa, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) nhận xét, công tác cải cách tư pháp đã được coi trọng, được thể hiện qua việc không hạn chế về thời gian trong quá trình tranh tụng và cho những người tham gia tranh tụng được trình bày hết ý kiến của mình, án lệ bước đầu được áp dụng đã góp phần hạn chế oan sai trong xét xử.Giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo
Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã có những chuyển biến tích cực, song cử tri Nguyễn Văn Ánh, xã Công Đa, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, cho rằng trên thực tế tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân ở địa phương vẫn diễn ra.
Cử tri Ánh mong muốn các cấp chính quyền phải phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể để giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo.
Đối với các trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối, phải tiến hành làm rõ, xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Theo cử tri Nguyễn Mộng Sinh (nguyên Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng), nguyên nhân khiến gia tăng tình trạng khiếu kiện vượt cấp là do trình độ dân trí của một bộ phận người dân chưa cao, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Bên cạnh đó, pháp luật của chúng ta hiện nay chưa nghiêm, cùng lúc có nhiều bộ luật ra đời.
Ngoài ra, các luật đi vào cuộc sống còn chậm trễ. Nếu chính quyền giải quyết triệt để các vấn đề của địa phương ngay từ cấp cơ sở, thì không xảy ra tình trạng khiếu kiện lên cấp trên, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Từ hai yếu tố trên đã gây ra “va chạm” quyền lợi, dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp.
Trong khi đó, cử tri Bùi Kim Hiếu (giảng viên Khoa Luật, Đại học Đà Lạt) cho rằng, nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện vượt cấp là do công tác tuyên truyền, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu về hiệu quả công việc và kiến thức.
Vẫn còn tình trạng cán bộ quan liêu, hách dịch, để giải quyết vấn đề này, cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường xử lý nghiêm các cán bộ thoái hóa, biến chất; tăng cường công tác đối thoại giữa chính quyền và nhân dân.
Nâng cao chất lượng công tác xét xử
Cử tri Đinh Thế Hưng (Trưởng phòng Tư pháp hình sự, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) đồng tình với đánh giá của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về chất lượng công tác xét xử vụ án hình sự thời gian qua còn có những hạn chế.
Mặc dù tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa có chuyển biến tích cực so với năm 2016, nhưng vẫn còn.
Một số bản án của Tòa án chưa nhận được sự đồng tình cao của dư luận xã hội trong việc xác định tội danh, có trường hợp bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy vì sai tội danh.
Để khắc phục tình trạng này, ông Đinh Thế Hưng cho rằng: Tòa án cần nghiên cứu việc áp dụng án lệ và ban hành rộng rãi những án lệ này. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu tổng kết thực tiễn nhiều năm của cơ quan xét xử cao nhất, nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Theo ông Đinh Thế Hưng, án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.Việc công bố và áp dụng án lệ ở Việt Nam sẽ khắc phục được tình trạng pháp luật chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, góp phần vào việc xét xử vụ án kịp thời, tăng cường vị trí, vai trò, sự độc lập của thẩm phán trong quá trình xét xử, góp phần bảo đảm công tác xét xử được công bằng, nghiêm minh, đúng người đúng tội.
Phòng chống tham nhũng ngay từ khi còn trong “trứng nước”
Bà Ngô Thị Yến (Hội thẩm nhân dân, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) bày tỏ sự nhất trí cao với nhận xét của Ủy ban Tư pháp trong phiên thảo luận và cho rằng chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với một số vụ án tham nhũng lớn, dư luận quan tâm, tuy đã có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý chủ yếu là các vụ án tham nhũng nhỏ ở cấp xã, cấp huyện hoặc những vụ tham nhũng, kinh tế lớn do Cơ quan điều tra cấp Trung ương điều tra.
Là người trực tiếp tham gia Hội đồng xét xử bị cáo Hà Văn Thắm và các đồng phạm trong vụ án sai phạm xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), bà Ngô Thị Yến cho rằng: Hành vi tham nhũng ngày càng biến tướng, tinh vi với muôn hình vạn trạng.Thậm chí, các bị cáo tham nhũng dưới hình thức quà biếu hàng chục tỷ đồng mà cứ “nhẹ nhàng” như mua mớ rau ngoài chợ.
Bởi vậy, cần thiết phải đẩy mạnh phòng chống tham nhũng ngay từ khi còn trong “trứng nước”. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà bà Yến đề cập đến là qua công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng.
Mặt khác, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng cũng cần được thực hiện nghiêm túc, công khai, triệt để, tránh việc xử lý “khép kín” trong nội bộ, thiếu kiên quyết, nể nang, né tránh… tạo đà cho “căn bệnh” tham nhũng ngày càng hoành hành, phát tác.
Cử tri Nguyễn Mộng Sinh (nguyên Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng) nêu quan điểm: Về tình trạng tham nhũng, chúng ta nên đặt lại vấn đề sử dụng cán bộ và công tác quản lý cán bộ; cần nâng cao công tác giám sát của nhân dân; vẫn còn tư duy nhiệm kỳ và tình trạng bao che cho nhau trong đội ngũ cán bộ; cần thẳng thắn trong công tác phòng chống tham nhũng, làm thế nào để hạn chế tình trạng tái diễn tham nhũng, từ đó khôi phục lòng tin của nhân dân.../.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Có biểu hiện “hành chính hóa” quan hệ hình sự
12:34' - 06/11/2017
Sáng 6/11, đại biểu Quốc hội nghe các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; thi hành án và phòng, chống tham nhũng năm 2017
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xử lý ngay những bất cập mà đại biểu Quốc hội đã nêu
11:11' - 03/11/2017
Phiên họp thường kỳ Tháng 10 của Chính phủ đã khai mạc sáng 3/11, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội bàn về lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục mới
18:07' - 02/11/2017
Nhiều đại biểu có chung quan điểm việc lùi thời điểm áp dụng chương trình là cần thiết nhằm có đủ thời gian chuẩn bị, tạo sự đồng thuận trong xã hội khi triển khai đại trà.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.