Đằng sau căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/6 đã thông báo áp mức thuế 25% đối với các mặt hàng trị giá lên tới 50 tỷ USD của Trung Quốc, với cáo buộc Bắc Kinh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ thông báo mức thuế mới 25% đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ được thực hiện theo hai đợt, trong đó đợt đầu tiên có hiệu lực từ ngày 6/7. Phía Trung Quốc công bố quyết định áp thuế bổ sung 25% đối với 659 mặt hàng với tổng trị giá 50 tỷ USD của Mỹ.
Trước đó, khi dự “Diễn đàn Toàn cầu Wharton” lần thứ 52 tại New York, Hiệu trưởng trường Thương mại Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, ông Geoffrey Garrett nhận xét rằng một số tư tưởng chính trị lỗi thời (ở Mỹ) đang tác động đến việc xây dựng chính sách kinh tế, ví dụ như xuất khẩu có nghĩa là đã thắng, nhập khẩu có nghĩa là đã thua. Một khi xuất hiện thương mại không cân bằng thì nhất định tồn tại hiện tượng không công bằng. Khi có người chính trị hóa các khác biệt về kinh tế, mọi người thường thiên về quan tâm sự cọ xát và thắng thua, chứ không phải là cùng thắng.Ông Garrett chỉ rõ, là hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, Mỹ và Trung Quốc quả thực tồn tại nhiều sự khác nhau, nhưng nhìn từ góc độ thương mại và kinh tế, sự khác biệt có nghĩa là bổ trợ cho nhau, có nghĩa là có thể phát huy lợi thế của mỗi bên, biến sự khác biệt trở thành cơ sở hợp tác cùng có lợi.Ông Mauro Guillen, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu Lauder, trường Thương mại Wharton, thì gay gắt hơn khi cho rằng Chính phủ Mỹ đang dùng cơ hội cuối cùng để đánh quân bài bảo hộ thương mại. Trong vòng 5-10 năm tới, khi vị thế thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới của Mỹ được thay thế bởi Trung Quốc, các nước trên thế giới sẽ không còn bị hạn chế bởi những quyết sách mang tính bảo hộ của Mỹ.Theo ông Mauro Guillen, đây là lần cuối cùng Mỹ coi việc bảo vệ thị trường nội địa Mỹ như một quân bài thương lượng trong các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu. Trung Quốc đang trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, điều này sẽ mang lại sự thay đổi to lớn cho nền kinh tế Trung Quốc và nền kinh tế thế giới bao gồm cả Mỹ. Trong tương lai các nước trên thế giới sẽ tập trung nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc, bởi nền kinh tế toàn cầu là nền kinh tế tiêu dùng.Khi đề cập đến lý do thực sự của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang có nguy cơ bùng nổ hiện nay, David Dodwell - học giả chuyên viết về những thách thức toàn cầu và khu vực – nhận định rằng cuộc chiến này thực ra chẳng liên quan đến vấn đề thuế quan, nhôm thép hoặc thậm chí ô tô.Toan tính của chính quyền Tổng thống Donald Trump là lợi dụng các biện pháp thuế quan để khiến Trung Quốc yếu thế khi đối mặt với thách thức thực sự - tức là “chọc thủng” những rào cản mà thị trường nội địa Trung Quốc dựng lên đối với các công ty nước ngoài, đồng thời làm chậm bước tiến của Bắc Kinh trên con đường chiếm lĩnh công nghệ vốn đe dọa trực tiếp những “ông lớn” công nghệ của phương Tây. Như vậy, mục tiêu thực sự trong cuộc chiến thương mại của ông Trump là nhắm vào chương trình “Sản xuất ở Trung Quốc 2025” do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.Ông David Dodwell đưa ra nhận định trên khi dựa vào những phám phá của ông Lorand Laskai, trợ lý nghiên cứu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại có trụ sở ở New York. Theo ông Laskai, chính sách “Sản xuất ở Trung Quốc” đã “chọc giận chính phủ các nước trên thế giới” và đang lớn mạnh để trở thành một mối đe dọa hiện hữu đối với vị thế lãnh đạo công nghệ của Mỹ.Theo nhận định của ông Laskai, Trung Quốc rõ ràng đang xử lý những yếu kém mang tính cấu trúc về mặt kinh tế, cố gắng tiến tới tham gia chuỗi giá trị sản xuất (toàn cầu) bằng việc đem lại nhiều công ăn việc làm có giá trị cao cho nước này, và cố gắng tăng cường sức mạnh trong những lĩnh vực công nghệ cao và quan trọng vốn thuộc lĩnh vực độc quyền của các công ty công nghệ Mỹ và châu Âu.Cần lưu ý rằng, chương trình “Sản xuất ở Trung Quốc 2025” tập trung vào 10 lĩnh vực quan trọng về mặt công nghệ và chiến lược, trong đó có công nghệ robot, công nghệ không gian vũ trụ, nguyên vật liệu mới, công nghệ sinh trắc học và thiết bị y tế thủ thuật cao.Theo đánh giá của cơ quan nghiên cứu về Trung Quốc của Đức, Mercator Institute for China Studies, chương trình của Trung Quốc là một thách thức mạnh mẽ đối với các nền kinh tế đứng đầu hiện nay.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nhận lời mời thăm Mỹ
15:30' - 28/06/2018
Ngày 28/6, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết Bộ trưởng Quốc phòng nước này Ngụy Phụng Hòa đã nhận lời mời thăm Mỹ của người đồng cấp James Mattis.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ-Trung?
05:30' - 28/06/2018
Theo Bloomberg, một số quan chức Nhà Trắng đang tìm cách mở lại đối thoại với Trung Quốc nhằm tránh chiến tranh thương mại trước khi Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Trung - Mỹ
18:05' - 27/06/2018
Ngày 27/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đang ở thăm Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ - Trung đối thoại "cởi mở và chân thành"
13:04' - 27/06/2018
Ngày 27/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phụng Hòa và cùng nhận định rằng cuộc gặp đã diễn ra "cởi mở và chân thành".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Goldman Sachs, JPMorgan nâng dự báo về khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ
08:28'
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
EU đề xuất thuế trả đũa 25% đối với hàng hóa Mỹ
08:12'
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) vừa đưa ra đề xuất áp mức thuế trả đũa 25% lên một loạt hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Xuất khẩu tăng trưởng mong manh giữa tâm bão chiến tranh thương mại
06:30'
Theo Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis), trong tháng Hai, sản lượng công nghiệp của Đức tiếp tục giảm mặc dù xuất khẩu tăng, do dự đoán tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng lớn tăng dự báo suy thoái của nền kinh tế đầu tàu thế giới
21:20' - 07/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11' - 07/04/2025
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08' - 07/04/2025
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51' - 07/04/2025
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49' - 07/04/2025
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46' - 07/04/2025
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.