Đầu tư vào châu Phi - không đủ chỗ cho tất cả mọi người
Trang tin Allafrica.com mới đây có bài phân tích với tựa đề “Đầu tư vào châu Phi - không đủ chỗ cho tất cả mọi người” của chuyên gia kinh tế Rosa Whitaker. Theo tác giả, Trung Quốc đang "di chuyển không ngừng trên khắp châu Phi".
Ông Peter Navarro, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Quốc gia Mỹ, cho rằng Trung Quốc đang "khóa các nguồn tài nguyên chiến lược, khóa các thị trường mới nổi và khóa chân Mỹ", nhưng thực tế lại khác.
Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt để giành ảnh hưởng và thị phần ở châu Phi, nhưng trong quá trình cạnh tranh này, Bắc Kinh vẫn trao quyền cho các nước châu Phi để họ tự xây dựng lộ trình, chọn đối tác và tập trung vào các ưu tiên của họ.
Bắc Kinh đã nhận thấy hàng hóa và người tiêu dùng châu Phi là điều cần thiết để duy trì tính năng động lâu dài của nền kinh tế Trung Quốc.
Để đảm bảo việc tiếp cận các hàng hóa này, đồng thời mở rộng thị trường châu Phi cho hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc, Bắc Kinh đang triển khai các doanh nghiệp nhà nước nhằm giành được các hợp đồng cơ sở hạ tầng ở châu lục này, đồng thời huy động các ngân hàng của họ tăng cường tài trợ cho các dự án này.
Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey dự đoán đến năm 2025, tiêu dùng hộ gia đình ở châu Phi và chi tiêu kinh doanh sẽ đạt 5.600 tỷ USD. Con số này tương đương với gần 1/3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc.
Tháng 12/2015, tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) được tổ chức tại Nam Phi, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết tài trợ 60 tỷ USD cho các khoản vay mới, tín dụng xuất khẩu, quỹ đầu tư và trợ cấp cho lục địa Đen.
Các tính toán của Dự án Sáng kiến Nghiên cứu (SAIS) của Trung Quốc về châu Phi cho thấy trong giai đoạn 2000-2014, các nhà tài trợ Trung Quốc đã chuyển 86,3 tỷ USD cho các chính phủ và doanh nghiệp nhà nước ở châu Phi. Con số này tương đương với tổng số vốn toàn cầu của Ngân hàng Xuất- Nhập khẩu của Mỹ trong năm 2016.
Cũng không thể nói rằng Trung Quốc mong muốn “khóa chân” Mỹ và những quốc gia khác trong các cơ hội khai thác khoáng sản và thị trường châu Phi, phương pháp mà công ty Ấn Độ đã thực hiện tại chính nước mình vào thế kỷ 18 và 19.
Nếu chủ nghĩa thương mại, sự thống trị kiểu thuộc địa thực sự là động cơ chính của Trung Quốc, thì chắc chắn hầu hết người châu Phi - những người vẫn lưu giữ hình ảnh về một quá khứ thuộc địa cay đắng - sẽ đứng lên chống lại Trung Quốc dữ dội.
Tất nhiên, quy mô và sự bất cân đối về tài sản làm cho các quốc gia châu Phi gặp bất lợi khi thỏa thuận với các cường quốc lớn như Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp và Ấn Độ.
Các nền kinh tế châu Phi cần hỗ trợ, nhưng sự trợ giúp đi kèm với các lợi ích và tư tưởng của các nhà tài trợ. Đối với nhiều quốc gia ở châu Phi, Trung Quốc đã trở thành một đối tác phát triển mới, nhưng Bắc Kinh cũng mắc sai lầm ở châu Phi.
Vì vội vàng để có các dự án hoàn thành nhanh chóng và cạnh tranh, các nhà thầu Trung Quốc đã nhập khẩu lao động từ nước mình chứ không thuê và đào tạo lao động tại chỗ.
Trong đấu thầu dự án, các công ty Trung Quốc thường gặp bất lợi vì đến nay nước này vẫn chưa giải quyết được vấn đề tham nhũng và “vận động hành lang”.
Mối quan tâm chính của nhiều nhà lãnh đạo châu Phi là tăng trưởng công bằng và toàn diện thông qua việc công nghiệp hóa thành công. Họ không quan tâm đến việc liệu mình có đang thế chấp tương lai của người dân cho các kế hoạch lớn không đem lại lợi ích nhiều cho người dân hay không vì thực tế họ không thể hiểu hết và không thực hiện được.
Phần lớn những gì cần phải bỏ ra để thực hiện các công việc của đất nước đã bị bỏ túi riêng, thay vào đó họ nhận được chỉ toàn tiền thưởng và phần thưởng.
Điều đó đồng nghĩa với việc trao chủ quyền cho các ngân hàng nước ngoài, chủ trái phiếu và các tổ chức tín dụng quốc tế lớn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Những gì các chính phủ châu Phi mong muốn là các đối tác nước ngoài đang đầu tư trên châu lục này có thể tiếp tục đầu tư dài hạn và có thể mang lại lợi tức đầu tư tốt nhất cho đất nước họ.
Theo tác giả Whitaker, điều quan trọng nhất là châu Phi giờ đây đã có vị trí tốt hơn bao giờ hết để thiết lập chương trình nghị sự của riêng mình. Thế giới đang thức tỉnh trước thực tế là với dân số trẻ và quá trình đô thị hóa nhanh, châu Phi đang là động lực lớn tiếp theo về nhu cầu và tăng trưởng toàn cầu.
Để đạt được điều này, châu Phi phải lấp đầy các khoảng trống lớn về phát triển cơ sở hạ tầng và đây cũng là những cơ hội to lớn. Quốc gia nào muốn “điền” vào chỗ trống đó và tuân theo những cam kết là tùy thuộc vào quyết định của họ.
Định kiến rằng Trung Quốc đang "khóa chân” Mỹ ở châu Phi là không có cơ sở, và Mỹ nên hoạt động tích cực hơn thay vì chống lại những nước đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào lục địa đầy tiềm năng này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi và sự phụ thuộc đáng lo ngại vào nguồn vốn từ Trung Quốc
14:17' - 31/03/2017
Hiện có nhiều dự án hạ tầng có vai trò quan trọng tại châu Phi phụ thuộc vào nguồn vốn từ Trung Quốc. Điều này làm dấy lên quan ngại về những rủi ro mà các quốc gia ở khu vực này phải đối mặt.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Thế giới tài trợ 57 tỷ USD cho châu Phi
13:28' - 20/03/2017
Ngân hàng Thế giới vừa công bố quyết định tài trợ 57 tỷ USD cho châu Phi trong ba tài khoá tới.
-
Kinh tế Thế giới
Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở châu Phi
16:59' - 19/03/2017
Khu vực Nam Sahara châu phi đang ghi nhận tiến triển trong phát triển năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng Mặt Trời.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc khuyến khích các tập đoàn khai khoáng tăng cường vị thế tại châu Phi
15:11' - 09/02/2017
Trung Quốc khuyến khích các tập đoàn khai khoáng trong nước tăng cường các hoạt động mua bán, sáp nhập và tham gia hàng loạt vào các dự án khai thác mỏ tại Châu Phi.
-
DN cần biết
Algeria hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam tại châu Phi
17:14' - 27/01/2017
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường An-giê-ri trong năm 2016 đã đạt 271,42 triệu USD, tăng 16% so với năm 2015 và vượt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25'
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.