Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
Sau ba ngày làm việc tại tỉnh bang Alberta của Canada, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã chính thức bế mạc vào ngày 22/5 với tuyên bố chung thể hiện lập trường thống nhất trong nhiều vấn đề kinh tế toàn cầu. Bộ trưởng Tài chính Canada Francois-Philippe Champagne nhấn mạnh tại buổi họp báo kết thúc hội nghị: “Chúng tôi đã tìm thấy tiếng nói chung về các vấn đề toàn cầu cấp bách nhất mà chúng tôi phải đối mặt. Điều này gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng G7 thống nhất về mục tiêu và hành động”.
Tuyên bố chung cho thấy nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu gồm Mỹ, Canada, Đức, Italy, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Pháp đã vượt qua những hoài nghi trước đó về khả năng đồng thuận, trong bối cảnh vẫn tồn tại các khác biệt đáng kể – đặc biệt là tranh cãi liên quan đến chính sách thuế quan của Mỹ với các đồng minh châu Âu và Canada.Giới quan sát từng bày tỏ lo ngại hội nghị sẽ rơi vào bế tắc, khi các tranh chấp thương mại và khác biệt trong tiếp cận chính sách kinh tế có thể làm lu mờ nỗ lực hợp tác chung. Tuy nhiên, G7 đã thể hiện quyết tâm vượt qua bất đồng để cùng hành động trước các nguy cơ đang đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu.
Một trong những điểm nhấn của hội nghị là cam kết thúc đẩy sự hiểu biết chung về các chính sách và hoạt động phi thị trường – như trợ cấp nhà nước thiếu minh bạch hay thao túng thương mại – vốn được cho là làm suy yếu an ninh kinh tế quốc tế. Các lãnh đạo tài chính G7 đồng thuận rằng cần xử lý tình trạng “mất cân bằng quá mức” trong hệ thống kinh tế toàn cầu, một vấn đề có thể làm gia tăng rủi ro tài chính và gây bất ổn vĩ mô.
Tuyên bố chung không đề cập trực tiếp đến chính sách áp thuế của Mỹ – một chủ đề nhạy cảm – song Bộ trưởng Tài chính Canada khẳng định vấn đề này không bị né tránh trong các cuộc thảo luận. Ông Champagne cho biết Canada đang tìm kiếm một giải pháp để Mỹ xóa bỏ mức thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại cởi mở và tôn trọng lẫn nhau trong xử lý bất đồng thương mại.
Bên cạnh các nội dung kinh tế, G7 cũng thảo luận về nguy cơ mất ổn định từ chuỗi cung ứng toàn cầu. G7 kêu gọi đẩy mạnh phân tích về mức độ tập trung thị trường và khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, nhất là trong bối cảnh xung đột địa chính trị và biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại toàn cầu. Một vấn đề mới được đưa vào chương trình nghị sự là sự gia tăng các lô hàng xuất khẩu theo quy chế “de minimis” – quy định cho phép miễn thuế và đơn giản thủ tục hải quan đối với hàng hóa giá trị thấp. Tuyên bố chung của G7 cảnh báo rằng quy định này có thể gây quá tải cho hệ thống hải quan, đồng thời bị những tổ chức tội phạm lợi dụng để buôn lậu ma túy và hàng hóa bất hợp pháp. G7 cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao năng lực giám sát và xử lý các nguy cơ phát sinh từ hoạt động thương mại xuyên biên giới. Ngoài ra, xung đột Nga – Ukraine tiếp tục là một chủ đề trọng tâm của hội nghị. Các bộ trưởng G7 tuyên bố sẽ cân nhắc mọi phương án, bao gồm mở rộng lệnh cấm vận đối với Moskva nếu không đạt được tiến triển trong việc thiết lập lệnh ngừng bắn. Lập trường này cho thấy G7 tiếp tục giữ nguyên quan điểm đối với Nga, đồng thời khẳng định cam kết hỗ trợ Ukraine về cả tài chính, nhân đạo. Hội nghị lần này được xem là bước chuẩn bị quan trọng cho Hội nghị Thượng đỉnh G7, dự kiến diễn ra từ ngày 15-17/6 tại Canada, với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Kết quả tích cực từ hội nghị cấp bộ trưởng không chỉ giúp tạo nền tảng cho các cuộc đàm phán cấp cao sắp tới, mà còn gửi đi thông điệp mạnh mẽ về vai trò dẫn dắt toàn cầu của G7 trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt nhiều thách thức mới. Tuy nhiên, để duy trì vai trò dẫn dắt, nhóm này cần vượt qua những khác biệt nội bộ và đưa ra hành động cụ thể, thay vì chỉ dừng lại ở các cam kết mang tính nguyên tắc.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cường quốc G7 tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp
09:35' - 17/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BoC) phải tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp trong bối cảnh bất ổn do cuộc chiến thương mại mà Mỹ gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Cường quốc G7 có thể ngừng cung cấp năng lượng cho Mỹ
15:35' - 14/12/2024
Truyền thông Mỹ ngày 13/12 đưa tin ông Doug Ford, Thủ hiến Ontario, tỉnh đông dân nhất Canada cảnh báo ngừng cung cấp năng lượng cho Mỹ nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump tăng thuế hàng nhập từ Canada
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30'
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42'
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39'
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...