Đề nghị mức án từ 4 đến 5 năm tù đối với nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Đặng Thanh Bình
Ngày 27/6, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) bước sang phần luận tội của Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giữ quyền công tố theo ủy quyền của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
*Các bị cáo đã thiếu trách nhiệm Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, dù tại phiên tòa các bị cáo đưa ra nhiều lý do để không nhận trách nhiệm trực tiếp của mình, tuy nhiên nếu trong quá trình giám sát các bị cáo làm đúng, làm hết trách nhiệm sẽ không để xảy ra vụ án như ngày hôm nay.Dù bị án Phạm Công Danh có dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, nhiều chiêu trò gian dối nhưng nếu các bị cáo làm đúng, làm đủ trách nhiệm được giao, yêu cầu thu hồi, có báo cáo kiến nghị đến cơ quan có trách nhiệm của nhà nước để thu hồi tiền chuyển trái phép ra khỏi VNCB, thì Phạm Công Danh cũng khó rút tiền của VNCB để sử dụng cho những mục đích của Phạm Công Danh hoặc nếu có rút thì cũng giảm một phần nào đó thiệt hại cho VNCB.
Đối với bị cáo Đặng Thanh Bình (nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, bị cáo Bình là người có trách nhiệm cao nhất trong vụ án cần xử lý ở khung hình phạt cao nhất là 12 năm tù. Nhưng xét bị cáo Đặng Thanh Bình có nhiều thành tích trong công tác, gia đình có công với cách mạng... nên xem xét giảm nhẹ hình phạt. Từ đó, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị mức án từ 4 - 5 năm tù đối với bị cáo Đặng Thanh Bình. Đối với 4 bị cáo nguyên là Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại VNCB, Viện Kiểm sát đề nghị mức án như sau: bị cáo Lê Văn Thanh (nguyên Tổ trưởng tổ giám sát, nguyên Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Long An) 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù; bị cáo Hà Tấn Phước (nguyên Tổ trưởng tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Long An) 30 - 36 tháng tù; bị cáo Phạm Thế Tuân (nguyên Tổ phó tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc Vietcombank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) 30 -36 tháng tù và bị cáo Ngô Văn Thanh (nguyên thành viên tổ giám sát, nguyên Phó phòng Kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Long An) 24 - 36 tháng tù. Đại diện Viện Kiểm sát đề nghị miễn trách nhiệm dân sự cho các bị cáo vì đã xác định người sử dụng tiền là bị án Phạm Công Danh và các đồng phạm; đồng thời kiến nghị Cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ vai trò lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng và các cá nhân khác dẫn đến thiệt hại xảy ra tại VNCB. *Phủ nhận trách nhiệm trực tiếp Trước đó khi xét hỏi tại phiên tòa, các bị cáo đều phủ nhận trách nhiệm trực tiếp trong vụ án, cho rằng đã làm đúng trách nhiệm được phân công. Bị cáo Đặng Thanh Bình cho rằng: “Đứng ở góc độ trách nhiệm tôi đã làm đầy đủ và kịp thời những tờ trình, kiến nghị của Cơ quan thanh tra giám sát trình cho tôi… Tôi chỉ có trách nhiệm chính trị khi không thực hiện được phương án tái cơ cấu tài chính.Việc đổ vỡ phương án tái cơ cấu TrustBank thì Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm về hậu quả này”. Bị cáo Đặng Thanh Bình cho rằng cáo trạng truy tố không đúng và chỉ thừa nhận việc ký văn bản chấp thuận chủ trương cho nhóm cổ đông Thiên Thanh (do Phạm Công Danh đại diện) tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín trên cơ sở thông báo của Văn phòng Chính phủ và tờ trình của Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước.
Còn bị cáo Ngô Văn Thanh (nguyên thành viên tổ giám sát) cho rằng cáo trạng nêu chưa đúng quá trình làm việc và nhiệm vụ mình được phân công tại tổ giám sát. Theo bị cáo, về quyền hạn thì tổ viên được thực hiện nhiệm vụ do tổ trưởng phân công trực tiếp. Trong việc giám sát VNCB, bị cáo đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đến nay bị cáo chỉ thấy có thiếu sót.Cáo trạng truy tố bị cáo liên quan trách nhiệm tới số tiền thất thoát hơn 10.000 tỷ đồng là chưa hoàn toàn đúng với diễn biến trong quá trình bị cáo được phân công công việc. Bị cáo Hà Tấn Phước (nguyên Tổ trưởng tổ giám sát) khẳng định đã làm đúng trách nhiệm, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, do năng lực hạn chế, có một số thiếu sót…
Phiên tòa tiếp tục với phần tranh tụng. Dự kiến phiên tòa kết thúc vào ngày 29/6./. Vụ án Phạm Công Danh: Tranh luận về “đường đi” của 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ của VNCBMở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tại Ngân hàng Xây dựng VNCB
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tại Ngân hàng Xây dựng VNCB
11:00' - 25/06/2018
Ngày 25/6, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng VNCB.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ án Phạm Công Danh: Tranh luận về “đường đi” của 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ của VNCB
13:42' - 01/02/2018
Ngày 1/2, sau một ngày tạm nghỉ, phiên tòa xét xử vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2 đã tiếp tục phần tranh tụng.
-
Kinh tế và pháp luật
Phiên tòa xử Phạm Công Danh: Tập trung tranh tụng nghĩa vụ bồi hoàn 6.126 tỷ đồng cho VNCB
14:08' - 30/01/2018
Ngày 30/1, tiếp tục phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2, các luật sư đã tập trung tranh tụng nghĩa vụ bồi hoàn 6.126 tỷ đồng cho VNCB.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội điều chỉnh giao thông nhiều tuyến phố trọng điểm
12:22'
Sở Xây dựng Hà Nội thông báo phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên một số tuyến đường.
-
Kinh tế và pháp luật
Góc nhìn 365: Sữa giả, kẹo giả và nỗi lo thật
12:21'
Dư luận đang sôi sục, sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thông tin về việc triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả quy mô lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
-
Kinh tế và pháp luật
Thái Lan trấn áp tội phạm lừa đảo qua tổng đài và xuyên quốc gia
07:00'
Thái Lan đang tăng cường biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn các vụ lừa đảo qua tổng đài điện thoại và tội phạm xuyên quốc gia, thể hiện cam kết của chính phủ trong cuộc chiến chống loại hình tội phạm này.
-
Kinh tế và pháp luật
Triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả với gần 600 chủng loại
21:26' - 17/04/2025
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ phát hiện gần 600 loại sữa giả: Chi cục ATVSTP Hà Nội nói gì về việc cấp giấy phép công bố
21:21' - 17/04/2025
Trong số gần 600 loại sữa giả mới bị phát hiện, Chi cục ATVSTP Hà Nội cấp giấy tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm của 71 sản phẩm, chủ yếu là thực phẩm dinh dưỡng.
-
Kinh tế và pháp luật
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an xử lý vụ sữa giả
21:17' - 17/04/2025
Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn.
-
Kinh tế và pháp luật
Sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả
19:44' - 17/04/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Công điện của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
-
Kinh tế và pháp luật
Thuốc giả không lọt vào được các cơ sở khám chữa bệnh
19:05' - 17/04/2025
Các sản phẩm do các đối tượng làm giả không xâm nhập được vào trong hệ thống các bệnh viện công lập do không có giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu.
-
Kinh tế và pháp luật
Giả mạo văn bản của Bộ Y tế về chương trình chăm sóc răng miệng trẻ em
18:05' - 17/04/2025
Bộ Y tế vừa phát hiện một văn bản giả mạo có tiêu đề “V/v tổ chức chương trình sức khỏe răng miệng cho trẻ em”, mang số hiệu 424/BYT-KCB, đề ngày 25/3/2025.